của dung dịch cần nghiên cứu và tốc độ dòng khí chảy qua bình chứa dung dịch được sử dụng như những tham số nhằm kiểm soát các đáp ứng của cảm biến đối với những hỗn hợp hữu cơ khác nhau. Việc tăng nhiệt độ dung dịch cũng như thông lượng dòng khí đã tạo ra một sự gia tăng mạnh mẽ về độ dịch chuyển của bước sóng cộng hưởng của cảm biến. Sự gia tăng này làm tăng độ phân giải trong việc xác định nồng độ chất phân tích. Việc sử dụng đồng thời hai tham số nhiệt độ dung dịch và tốc độ dòng khí một cách thích hợp sẽ cho phép mở rộng giới hạn đo ở vùng nồng độ thấp. Những đặc tính vật lý của các chất nghiên cứu như nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, áp suất hơi riêng phần, …được sử dụng làm “dấu hiệu đặc trưng” tham gia vào những đáp ứng của cảm biến thông qua sự phụ thuộc giữa độ dịch của bước sóng cộng hưởng của cảm biến với tốc độ dòng khí và nhiệt độ dung dịch. Phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ thu được độ nhạy cao nhất so với hai phương pháp: đo lỏng và áp suất hơi bão hòa. Trường hợp xác định nồng độ ethanol trong nước độ nhạy thu được cao nhất từ phương pháp VOC là 6,9 nm/%, chúng tôi tính được LOD=0.028% (với độ phân giải của máy phổ là 0,2 nm) tương đương với sự thay đổi chiết suất khoảng 1,2.10-6.
5. Đặc biệt, phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ có khả năng phát hiện nồng độ thấp với độ nhạy cao của các dung môi hữu cơ (từ 0-5% v/v methanol trong cồn) khi làm lạnh buồng mẫu của cảm biến. Dựa trên phương pháp này, ta có thể xác định được hàm lượng của methanol có trong các loại rượu và rượu giả là chế phẩm từ cồn công nghiệp. Kết quả này đã mở ra một con đường mới trong
việc kiểm soát chất lượng của các đồ uống có cồn sử dụng cảm biến quang tử nano làm bằng silic xốp.