7.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần được đào tạo đúng chuyên môn, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm bắt đầy đủ, chính xác và nhanh chóng các thông tin sự kiện, kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội. Thu thập và khai thác chuẩn các thông tin từ các kênh khác nhau để phong phú thêm dữ liệu trong quá trình dạy học.
- Giáo viên phải nắm chuyên môn và kĩ thuật ra đề trắc nghiệm. Nội dung cần khoa học, bám sát chương trình học nhưng cũng vẫn đảm bảo được tính thực tiễn của đời sống. Mỗi đề trắc nghiệm mà giáo viên ra cần có tính mới trong việc khai thác thông tin của cuộc sống. Điều đó, giúp cho đề thi thêm phong phú về nội dung, các em làm không bị nhàm chán mà còn hiểu biết thêm về sự kiện của xã hội.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao sự hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là những tình huống, những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng.
7.1. Đối với học sinh
- Học sinh cần chủ động, tự giác, tích cực trong việc học và làm bài. Luôn rèn luyện kĩ năng học và làm bài một cách chủ động.
- Biết nắm bắt thông tin và vận dụng linh hoạt các phương pháp học và làm bài thi trắc nghiệm.
7.1. Đối với nhà trường
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên phát huy năng lực của mình phục vụ tốt cho quá trình dạy học.
- Thường xuyên tổ chức thi khảo sát theo đợt, theo khối và theo đề chung của trường. Từ đó, rút giáo viên và học sinh cũng rút ra những hạn chế và ưu điểm để cũng bổ sung, sửa chữa và phát huy trong quá trình học tập.