Mô hình ứng dụng web Facebook

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực tập cơ sở chuyên ngành an toàn thông tin tìm hiểu và sử dụng facebook API (Trang 26 - 27)

II. Facebook API

2. Mô hình ứng dụng web Facebook

 Người dùng truy cập Facebook.com và ứng dụng thông qua trình duyệt và Internet. Tuy nhiên ứng dụng không được đặt tại máy chủ của Facebook mà được lưu trên máy chủ của chính người tạo ra ứng dụng đó. Facebook Platform cũng cung cấp một giao diện cho người viết ứng dụng.

 Với một máy chủ web bình thường trung bình chỉ chịu được từ 100 tới 500 truy vấn cùng một lúc. Tuy nhiên với Facebook trung bình mỗi giây phải hiện 600 nghìn hình ảnh cùng một lúc. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mỗi giây Facebook hiện được 600 ngàn hình ảnh ? Để giải quyết vấn đề này Facebook đã sử dụng vùng lưu trữ đệm (cache) và đây cũng chính là trái tim của hệ thống.

 Facebook đã phát triển Haystack – một hệ thống quản lý các tập tin hình ảnh trung gian để cải tiến sự truy vấn. Trước đây, Facebook đã sử dụng hệ thống 2 tầng : một tầng chuyên cho việc upload hình ảnh và lưu trữ vào server. Tầng kia có nhiệm vụ tìm và lấy hình ảnh từ server để trả lời các truy vấn. Tuy vậy việc xử lý theo cách cổ điển này là không phù hợp với nhu cầu tăng rất nhanh số lượng người dùng của Facebook dẫn tới tình trạng nghẽn mạch Input / Output. Haystack sẽ quản lý và lưu trữ các hình ảnh trong vùng đệm và từ đây sẽ trả lời các truy vấn hìn ảnh. Bên cạnh đó Facebook còn cải tiến các đoạn code trên webserver để giảm thiểu kích thước tập tin và thời gian tính toán. Ngôn ngữ lập trình cho từng bộ phận cũng dần được tối ưu hóa. Người truy cập sẽ được phân luồng ngẫu nhiên vào các ngân hàng dữ liệu để giảm tải và các truy vấn của họ sẽ được hệ thống cache trả lời nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực tập cơ sở chuyên ngành an toàn thông tin tìm hiểu và sử dụng facebook API (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)