Dự báo của C Mác, Ph Ăngghen và Dự báo của C Mác, Ph Ăngghen và

Một phần của tài liệu bài giảng CHƯƠNG IX lý LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội và CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

II. NHẬN THỨC LẠI VỀ CNXH VÀ CON NHẬN THỨC LẠI VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

1. Dự báo của C Mác, Ph Ăngghen và Dự báo của C Mác, Ph Ăngghen và

V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội

V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở phân tích mâu thuẫn cơ bản của CNTB, C. Mác và Ph. Ăngghen dự kiến sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội TBCN bằng hình thái kinh tế-xã hội CSCN (giai đoạn đầu là XHCN).

Xã hội cộng sản theo dự báo của Mác và Ăngghen có những nét đặc trưng sau:

- Là xã hội có LLSX phát triển cao (công nhiệp hiện đại), dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và một nền kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch.

- Xã hội không còn bị phân chia thành giai cấp đối kháng, không còn có sự phân biệt sâu sắc giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn.

- Con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự bất bình đẳng và sự ràng buộc bởi chế độ tư hữu, hình thức phân công lao động từ trước đến nay, bởi những giới hạn về địa phương, chủng tộc, giới tính ... Mọi cá nhân được phát triển tự do và toàn diện trong sự sự phát triển của toàn thể cộng đồng xã hội.

- Sự đối kháng giai cấp, thù địch dân tộc, nhà nước bạo lực, chiến tranh … sẽ được thay thế bằng sự liên hợp của tất cả các dân tộc.

Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, các ông vạch rõ:

“Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

- Sự thay thế chế độ tư bản bằng chế độ cộng sản được thực hiện bằng cuộc cách mạng vô sản.

- Giữa CNTB và CNXH có một thời kỳ quá độ kinh tế và chính trị, trong đó nhà nước thuộc về tay nhân dân lao động do giai cấp vô sản lãnh đạo (Chuyên chính vô sản).

Một phần của tài liệu bài giảng CHƯƠNG IX lý LUẬN HÌNH THÁI KINH tế xã hội và CON ĐƯỜNG đi lên CNXH ở VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(48 trang)