2. Thực trạng hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay.
2.5. Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới được coi là tổ chức rộng rãi nhất, cao nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia vào WTO và được hưởng những ưu đãi, quyền lợi mà tổ chức dành cho các thành viên luôn là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới. Mặc dù rằng những quyền lợi đó luôn song sóng với những cam kết các nước phải thực hiện. Mà sự bất lợi, hay thách thức luôn nghiêng về các nước đang phát triển, hay kém phát triển hơn. Việt Nam cũng là một quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Gia nhập WTO, song song với việc mở rộng thị trường, giảm bớt hàng ràp thuế quan và phi thuế quan, loại bỏ các hạn chế đầu tư ở các nước công nghiệp phát triển, Việt Nam cũng phải chấp nhận mở cửa thị trường, đón nhận sự cạnh tranh gay gắt của những đối thủ mạnh hơn rất nhiều ngay trên thị trường nội địa của mình. Thực chất Việt Nam chủ động trong tiến trình AFTA, trong quan hệ với các nước, khu vực trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU... cũng là để rút ngắn vòng đàm phán gia nhập WTO mà nước ta đã nộp đơn từ năm 1994.
Việt Nam cũng xác định được rằng: WTO chỉ tạo ra cơ hội chứ không phải tự nó đem lại sự tăng trưởng kinh tế. Cho nên xây dựng nền tảng hạ tầng và hệ thống pháp lý thuận lợi cho đầu tư tư nhân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đầu tư phát triển nhân lực đang là phương châm cho mọi đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước. Cho đến nay, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực, cùng với những bước tiến vững chắc trong quan hệ với các nước, khu vực, chúng ta đã tạo những bước thuận lợi cho tham gia tổ chức Thương mại thế giới.