Đánh giá thể lực dựa trên chỉ số Pignet

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc về hình thái, thể lực sinh viên y6 năm học 2016 2017 trường đại học y hà nội (Trang 28 - 35)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3. Đánh giá thể lực dựa trên chỉ số Pignet

Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng thang phân loại chỉ số Pignet của Trịnh Văn Minh dành cho người Việt Nam từ 18 – 25 tuổi. (xem bảng 1.4).

•Chỉ số Pignet của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội ở nam giới là 23,26 ± 13,01 và ở nữ giới là 39,12 ± 6,71. Thể lực của sinh viên nam Y6 Đại học Y Hà Nội phân bố chủ yếu từ rất khỏe đến yếu, cụ thể là: cực khỏe chiếm 7,38%, rất khỏe chiếm 17,45%, khỏe chiếm 19,46%, trung bình chiếm 27,52%, yếu chiếm 20,13%, rất yếu chiếm 6,71%, cực yếu chiếm 1,34%. Trong khi đó, đối với sinh viên nữ chủ yếu là yếu và rất yếu, cụ thể là: khỏe chiếm 0,88%, trung bình chiếm 12,28%, yếu chiếm 43,86%, rất yếu chiếm 42,98%.

•Khi so sánh chỉ số Pignet của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội với số liệu của Dự án điều tra cơ bản người Việt Nam thập kỷ 90 [8], Biểu đồ 4.7. Có thể thấy, chỉ số Pignet của sinh viên nam Y6 Đại học Y Hà Nội thấp hơn nam giới miền Bắc khoảng 6,5 đv, thấp hơn miền Trung khoảng 7,9 đv và cao hơn miền Nam khoảng 1,2 đv; trong khi đó sinh viên nữ Y6 Đại học Y Hà Nội cao hơn cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam lần lượt là 9,8 đv, 9,1 đv và 16,5 đv. Qua đó nhận thấy, thể lực sinh viên nam tốt hơn nam giới miền Bắc và miền Trung và kém hơn không đáng kể so với nam giới miền Nam, sinh viên nữ có thể lực kém hơn cả ba miền trên cả nước.

Biểu đồ 4.7. So sánh chỉ số Pignet của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội với số liệu của Dự án điều tra cơ bản người Việt Nam thập kỷ 90

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các kích thước và chỉ số nhân trắc, đánh giá hình thái thể lực sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội năm học 2016 – 2017, chúng tôi có một số kết luận:

1. Chiều cao đứng

Chiều cao đứng của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội là 168,56 ± 5,84 (cm) ở nam giới và 156,00 ± 5,07 (cm) ở nữ giới.

2. Cân nặng

Cân nặng trung bình của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội là 55,58 ± 11,08 (kg), đối với nam giới là 62,93 ± 9,35 (kg) và đối với nữ giới là 46,60 ± 4,39 (kg).

3. Vòng ngực trung bình

Vòng ngực trung bình của sinh viên Y6 Đại Học Y Hà Nội ở nam giới là 81,37 ± 6,14 (cm) và ở nữ giới là 70,29 ± 4,17 (cm).

4. Chỉ số BMI

- Chỉ số BMI của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội đối với nam giới là 22,10 ± 2,74 và đối với nữ giới là 19,14 ± 1,56.

- Phần lớn giá trị BMI của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội ở mức bình thường, nam giới là 59,73%, nữ giới là 63,11%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nam là 35,9%, ở nữ là 0,82%. Tỷ lệ CED ở nam là 7,4% và ở nữ là 36,1%. Theo thang phân loại BMI của Hội Đái Tháo Đường Châu Á năm 2000.

5. Chỉ số Pignet

- Chỉ số Pignet của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội ở nam giới là 23,26 ± 13,01 và ở nữ giới là 39,12 ± 6,71.

- Nam giới có tỷ lệ thể lực từ khỏe đến cực khỏe chiếm tỷ lệ khá cao (44,3%), còn lại phần lớn là trung bình (27,5%) và yếu (20,1%), rất yếu và cực yếu chiếm tỷ lệ nhỏ (8,1%). Trong khi đó ở nữ có một tỷ lệ rất lớn yếu và rất yếu (86,8%), trung bình và khỏe chiếm 13,2%, không có sinh viên nữ rất khỏe và cực khỏe.

KIẾN NGHỊ

Sau khi đánh giá thực trạng hình thái thể lực của sinh viên Y6 Đại học Y Hà Nội, tôi có một số đề xuất như sau:

1. Cần có những biện pháp thúc đẩy sinh viên trong trường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, đồng thời tư vấn về dinh dưỡng tốt hơn nữa nhằm giúp sinh viên có một chế độ ăn uống và học tập điều độ, hợp lý. 2. Cần kết hợp thêm với các nghiên cứu về nhiều lĩnh vực (tâm lý, điều kiện

sinh hoạt, học tập, …) để đưa ra những biện pháp thiết thực khác phục những khó khăn nhằm nâng cao hình thái thể lực của sinh viên trong trường.

1 Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs (1975), “Hằng số sinh học người Việt

Nam”, Nhà xuất bản Y học.

2 Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động (1996), “Atlat nhân trắc

học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động”, Nhà xuất bản Khoa học và

Kỹ thuật.

3 Trịnh Văn Minh (1993), “Nghiên cứu điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc

cơ bản, để đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của người Việt Nam bình thường trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Y Tế, Hà

Nội.

4 Trần Sinh Vương, (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể

lực, dinh dưỡng người Việt Nam trưởng thành ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5 Nguyễn Quang Quyền (1974), “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên

cứu trên người Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.

6 Nguyễn Trường An (2004), “Đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng

thể lực, dinh dưỡng và phát triền người miền trung từ 15 tuổi trở lên”,

Trường Đại học Y Hà Nội.

7 Trần Đình Toán (1995), “Chỉ số khối cơ thể (Body mask index – BMI) ở

cán bộ viên chức trên 45 tuổi và mối liên quan giữa BMI với một số chỉ tiêu sức khỏe bệnh tật”, Trường Đại học Y Hà Nội.

8 Trịnh Văn Minh và CS (2000), “Các chỉ tiêu nhân trắc người lớn. Báo

cáo toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học của người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90”, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch đầu tư.

Công – Hà Nội”, Nhà xuất bản Y học.

10 Lê Nam Trà (1996), “Đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng

dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao sức khỏe”, Chương trình nghiên

cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài KX 07 – 07.

11 Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương, Ngô Thị Kim và CS (1996), “Các

chỉ tiêu nhân trắc hình thái và thể lực người trưởng thành miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

12 Robert C.Weisell (2002), “Body mass index as an indicator of obesity”, Asia Pacific J. Clin. Nutr, 11 (suppl), p.681 – 684.

13 Trần Sinh Vương, Trịnh Văn Minh (2004),“Góp phần nghiên cứu chỉ số

khối cơ thể - một chỉ số lý tưởng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng cộng đồng người Việt Nam trưởng thành”, Y học thực hành, số 12 (500),

tr104 – 107.

14 Trịnh Hữu Vách (1987), “Góp phần nghiên cứu đặc điểm dình thái thể

lực người Việt Nam lứa tuổi trưởng thành”, Nhà xuất bản Y Học.

15 Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh và CS (1976), “Tình hình thể lực

nông dân xã Duyên Thái, Một số công trình điều tra cơ bản về sức khỏe người Việt Nam”, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, 1/1976, tr 32 – 48.

16 Viện dinh dưỡng – Bộ Y Tế (2010), “Tổng điều tra dinh dưỡng năm

2009 – 2010”, Nhà xuất bản Y học.

17 Vũ Thành Trung (2000), “Nghiên cứu mối tương quan giữa chiều dài

các xương chi với chiều dài chi và chiều cao cơ thể người Việt Nam trưởng thành”.Trường Đại học Y Hà Nội.

18 Tạp chí y tế công cộng (2011), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố

Nội.

20 Ruka Sakamaki, Kenji Toyama, Rie Amamoto, Chuan-Jun Liu and Naotaka Shinfuku (2005), “Nutritional knowledge, food habits and

health attitude of Chinese university students -a cross sectional study",

Nutrition Journal 2005, 4:4.

21 Patcharapa Thaweekul, Paskorn Sritipsukho, (2017), “Obesity,

Metabolic Syndrome and Related Risk Behaviors among Thai Medical Students of Thammasat University”, International Journal of Medical and

Health Sciences.

22 Boo N Y, Chia G J Q, Wong L C, Chew R M, Chong W, Loo R C N, (2010), “The prevalence of obesity among clinical students in a

Phiếu số: ………

Họ tên: ………Tuổi: 24 Giới:Nam/Nữ. Dân tộc:…………

STT T

Tên kích thước Kết quả (cm) Ghi chú 1 Chiều cao cơ thể

2 Cân nặng

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc về hình thái, thể lực sinh viên y6 năm học 2016 2017 trường đại học y hà nội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w