Điều trị khởi đầu của carcinoma tuyến giáp thể nhú và thể nang là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Ở tất cả bệnh nhân carcinoma tuyến giáp thể nang và ở bệnh nhân carcinoma thể có các đặc điểm làm tăng nguy cơ tái phát khối u (Bảng 7-3), cắt bỏ phần nhu mô còn lại cần được đặt ra. Các tế bào khối u chỉ bắt iod phóng xạ khi nồng độ TSH tăng, nên dừng levothyroxine đến khi nồng độ TSH >30 µU/mL (thường khoảng 2 tuần); sau đó sử dụng 30 đến 100 mCi iod phóng xạ. Xạ hình toàn thân bằng iod phóng xạ thường được tiến hành nhiều ngày sau liều phá hủy nhu mô. Mục đích của điều trị iod phóng xạ là phá hủy nhu mô tuyến giáp bình thường và ác tính còn lại để giảm nguy cơ tái phát khối u thuận lợi cho việc theo dõi tái phát của bệnh nhân.
Để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư còn lại, bệnh nhân sau đó được điều trị với levothyroxine ở liều có khả năng ức chế TSH xuống dưới mức bình thường. Ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tái phát hoặc đã được chẩn đoán di căn, nồng độ TSH nên duy trì ở mức 0,1 µU/mL. Ở các bệnh nhân nguy cơ thấp, nồng độ TSH nên duy trì từ 0,1 đến 0,5 µU/mL.
Xạ hình toàn thân bằng iod phóng xạ nên được làm mỗi 6 đến 12 tháng sau đó. Tăng nồng độ TSH máu cần thiết thường đạt được bằng cách dừng levothyroxine trong khoảng 2 tuần, mặc dù có thể thay thế bằng tiêm TSH người tái tổ hợp. Nếu phát hiện thấy nhu mô tuyến giáp còn chức năng bắt iod phóng xạ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng iod phóng xạ (thường 100-200 mCi). Một hoặc nhiều đợt điều trị bằng iod phóng xạ thường sẽ điều trị triệt để phần còn lại
23 của khối u. Xạ hình toàn thân có thể tạm ngừng sau hai lần xạ hình âm tính liên tiếp.
Bệnh nhân cần được theo dõi lâu dài vì ung thư tuyến giáp thể nhú, tái phát sau một thời gian dài. Định lượng thyroglobulin (TG) máu tại thời điểm làm xạ hình toàn thân bằng iod phóng xạ (khi nồng độ TSH tăng và phần khối u còn lại bị kích thích tiết) và sau đó ở 6 và 12 tháng khi bệnh nhân đang dùng liệu pháp ức chế bằng levothyroxine. Tăng nồng độ thyroglobulin chỉ điểm khối u tái phát và cần điều trị iod phóng xạ tiếp.
Hầu hết các carcinoma tuyến giáp biệt hóa có thể điều trị khỏi, ngay cả khi đã có di căn tại thời điểm chẩn đoán. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân carcinoma tuyến giáp thể nhú tử vong.
Bảng 4: Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát hoặc tử vong ở ung thư tuyến giáp
thể nhú
Đường kính khối u >2cm Xâm lấn ra ngoài bao giáp Di căn hạch cổ
Di căn xa Tuổi >45