Đặt mục tiêu và lập kế hoạch trị liệu

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ (Trang 29 - 30)

3. Quy trình Phục hồi Chức năng

3.2. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch trị liệu

Sau khi lượng giá để có thông tin phục vụ quá trình lập luận lâm sàng, thì việc quan trọng hàng đầu tiếp theo là đặt mục tiêu với người bệnh đột quỵ và gia đình của họ[A]

.

Mỗi người bệnh đột quỵ và gia đình của họ đều nên được tham gia vào quá trình đặt mục tiêu và nên thường xuyên ghi nhận những mong muốn và nguyện vọng của họ. Nên sử dụng những công cụ được chuẩn hóa để có thể đặt mục tiêu cụ thể trong đó người bệnh là trung tâm. Đây là nền tảng để đạt được khả năng thực hiện tốt và mức độ hài lòng cao ở người bệnh[A]

▪ Công cụ Đánh giá Sự Thực hiện Hoạt động trị liệu của Canada (COPM) cho phép KTV HĐTL ghi chép lại các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nhưng cũng giúp người bệnh và KTV trị liệu dành ưu tiên cho những mục tiêu này2

.

▪ Thang điểm Đạt Mục tiêu (GAS) là một công cụ đặt mục tiêu khác mà KTV HĐTL có thể cân nhắc sử dụng (xem Phụ lục 12 để có ví dụ về phiếu chấm điểm GAS) KTV HĐTL nên lựa chọn một công cụ đặt mục tiêu có liên quan và phù hợp với môi trường lâm sàng.

KTV HĐTL là người lên kế hoạch điều trị sau khi xem xét mục tiêu, điểm mạnh, khó khăn, nguồn lực cá nhân của người bệnh và quỹ thời gian để KTV HĐTL phục hồi chức năng với người bệnh là bao lâu. KTV HĐTL cũng nên cân nhắc các nguồn lực trong nhà/trong cộng đồng để có thể tiếp tục phục hồi chức năng sau khi người bệnh xuất viện, bằng cách xem xét tất cả khía cạnh của mô hình ICF.

Lưu ý - Thời điểm[GPP]

: Nên hoàn thành quá trình đặt mục tiêu ban đầu và lên kế hoạch điều trị trong tuần đầu tiên khi người bệnh bắt đầu phục hồi chức năng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chỉ có thể tập phục hồi chức năng trong thời gian ngắn, thì nên bắt đầu đặt mục tiêu càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)