Câu 29 (Vận dụng): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm
sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu
gen về các gen đang xét?
A. 64. B. 36. C. 144. D. 108.
Đề THPT QG 2015 - mã đề 159
Câu 30 (Hiểu): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là:
A. − 32 15 1 Y cây hoa tím: 32 15Y cây hoa trắng B. − 8 3 1 Y cây hoa tím: 8 3Y cây hoa trắng C. − 4 1 Y cây hoa tím: 4 Y cây hoa trắng D. − 16 7 1 Y cây hoa tím: 16 7Y cây hoa trắng
Câu 31 (Vận dụng): Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần
số alen a là
A. 1/5. B. 1/9. C. 1/8. D. 1/7.
Câu 32 (Vận dụng): Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen
quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252. (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
Câu 33 (Vận dụng): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành
phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1)Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2)Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%. (3)Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%. (4)Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 34 (Vận dụng): Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1)Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P). (2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). (4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 35 (Vận dụng): Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với
alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là
A. 1/40 B. 23/180 C. 1/8 D. 1/36
Đề THPT QG 2016 - mã đề 147
Câu 36 (Hiểu): Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái
cân bằng di truyền?
A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa
Câu 37 (Vận dụng): Giả sử ở một giống ngô, alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với
alen quy định hạt trắng. Một trung tâm giống đã tạo ra giống ngô hạt vàng. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống này, người ta lấy ngẫu nhiên 2000 hạt đem gieo thành cây, sau đó cho 2000 cây này giao phấn với các cây hạt trắng, thu được đời con có 3% cây hạt trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho 2000 cây trên giao phấn với nhau thì ở đời con số cây hạt trắng chiếm tỉ lệ 0,09%.
B. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có 240 hạt có kiểu gen dị hợp tử.
C. Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc thì ở đời con số cây hạt vàng chiếm tỉ lệ 97%.
D. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo, số hạt vàng có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 97%.
Câu 38 (Vận dụng): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành
phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%. (3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%. (4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 39 (Vận dụng): Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với
alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là
A. 1/40. B. 23/180. C. 1/8. D. 1/36.
Đề THPT QG 2017 - mã đề 202
Câu 40 (Hiểu): Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần
số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Câu 41 (Hiểu): Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so
với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:
Thế hệ P F1 F2 F3
Tần số KG AA 1/5 1/16 1/25 1/36
Tần số KG Aa 2/5 6/16 8/25 10/36
Tần số KG aa 2/5 9/16 16/25 25/36
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.B. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên. B. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên. C. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt. D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt. Câu 42 (Hiểu): Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc
thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:
Quần thể I II III IV
Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 36% 84% Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể I bằng tần số kiểu gen Aa ở quần thể II.B. Quần thể II và quần thể IV có tần số kiểu gen dị hợp tử bằng nhau. B. Quần thể II và quần thể IV có tần số kiểu gen dị hợp tử bằng nhau. C. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa lớn hơn tần số kiểu gen AA. D. Trong 4 quần thể, quần thể III có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.
Câu 43 (Vận dụng): Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80%. Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 35%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở P có tần số alen trội bằng tần số alen lặn.
II. Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 75%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, thu được đời con có 18,75% số cá thể mang kiểu hình lặn.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Đề THPT QG 2018 - mã đề 201
Câu 44 (Hiểu): Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số
alen A của quần thể này là
Câu 45 (Vận dụng): Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội
hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Đề THPT QG 2019 - mã đề 201
Câu 46 (Hiểu): Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,6 Aa : 0,4 aa. Theo lí
thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,4. B. 0,6. C. 0,7. D. 0,3.
Câu 47 (Hiểu): Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16 AA :
0,59 Aa : 0,25 aa. Cho biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
B. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi
qua tất cả các thế hệ.
C. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh. D. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi