Ngành nghề kinh doanh dự kiến

Một phần của tài liệu BẢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁNH HOÀ (Trang 30)

II. VỐN ĐIỀU LỆ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC

2. Ngành nghề kinh doanh dự kiến

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc các doanh nghiệp nhà nước tập trung hoạt động các ngành nghề kinh doanh chính, Công ty tiếp tục duy trì các ngành nghề kinh doanh hiện có, cụ thể như sau:

STT Tên ngành Mã ngành

1 Khai thác Bến xe và đưa đón khách. 52214

2 Vận tải khách bằng xe Buýt. 4932

3 Vận tải khách theo tuyến cố định. 4932

4 Vận tải khách theo hợp đồng. 4932

5 Vận tải khách du lịch. 4932

6 Kinh doanh xăng dầu. 46613

7 Dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa ôtô, rửa xe, bơm dầu mỡ. 4520 8 Dịch vụ ăn uống, nghỉ trọ cho lái xe, phụ xe và hành khách. 5629

9 Dịch vụ vận tải hàng hoá. 4933

10 Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa, phụ tùng ôtô. 4610

11 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. 5510-5610

12 Kinh doanh du lịch, lữ hành. 7912

13 Kinh doanh khai thác bãi đậu, đỗ xe. 5210

3. Phƣơng án về tổ chức và quản lý điều hành Công ty

Công ty Cổ phần Khai Thác Bến Xe Và Dịch Vụ Vận Tải Khánh Hòa hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cổ đông thông qua, căn cứ theo các quy định của Luật doanh nghiệp, dưới sự quản trị, giám sát và điều hành của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của KHANH HOA TRANSERCO giai đoạn sau cổ phần hóa dự kiến như sau:

Ban quản lý điều hành Công ty:

 Hội đồng quản trị : 05 người  Tổng giám đốc : 01 người  Phó tổng giám đốc : 02 người  Kế toán trưởng : 01 người  Ban kiểm soát : 03 người

Các phòng nghiệp vụ Công ty:

 Phòng Tổ chức – Hành chính  Phòng Tài chính – Kế toán  Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Các đơn vị trực thuộc: Gồm 6 đơn vị:  Bến xe Phía Nam Nha Trang

 Bến xe Phía Bắc Nha Trang  Bến xe Ninh Hòa

 Bến xe Cam Ranh  Bến xe Vạn Ninh

MÔ HÌNH TỔ CHỨC DỰ KIẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

4. Chiến lƣợc phát triển sau cổ phần hóa

Nhận thức và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn thử thách trong thời gian tới, sau khi cổ phần hóa, để Công ty tồn tại và phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Khai Thác Bến Xe Và Dịch Vụ Vận Tải Khánh Hòa định hướng phát triển Công ty cổ phần hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư khai thác hoạt động các bến xe, đóng vai trò chủ lực cung ứng các dịch vụ bến xe khách các tuyến xe đi liên tỉnh, nội tỉnh và các dịch vụ hỗ trợ vận tải của Tỉnh Khánh Hòa.

Để triển khai thực hiện được mục tiêu trên, Công ty Cổ phần Khai Thác Bến Xe Và Dịch Vụ Vận Tải Khánh Hòa sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Phó Tổng giám đốc phụ trách Bến xe Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tài chính – Kế toán Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vận tải Bến xe Phía Nam Nha Trang Bến xe Phía Bắc Nha Trang Bến xe Ninh Hòa Bến xe Cam Ranh

Ban kiểm soát

Bến xe Vạn Ninh Chỉ đạo chức năng

 Duy trì và phát triển hoạt động khai thác các bến xe, nâng cao năng lực sản xuất dịch vụ của các bến xe hiện có và nghiên cứu đầu tư phát triển các bến xe mới theo quy hoạch của Tỉnh.

Tập trung nâng cao quản trị doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý điều hành, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại các bến xe đối với hành khách và đơn vị vận tải.

 Tổ chức đầu tư khai thác tốt quỹ đất của các bến xe, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư trên mặt bằng của các bến xe hiện có.

Thành lập mới trung tâm dịch vụ hỗ trợ trợ vận tải, kinh doanh hạch toán phụ thuộc với mục đích trực tiếp tổ chức khai thác kinh doanh các dịch vụ gia tăng của toàn Công ty. Với nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ gia tăng và nâng cao khai thác hiệu quả diện tích, lợi thế không gian tại các bến xe và hoạt động du lịch (đây là thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa) góp phần vào việc quy hoạch dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.

 Khai thác các lợi thế hoạt động của bến xe để kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng khác phù hợp với năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty: Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa xe, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ thương mại, nhà hàng ăn uống, và các dịch vụ giá trị khác.

5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa

Trên cơ sở các định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển nêu trên, dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trong 03 năm tới như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Vốn điều lệ 25.500 25.500 25.500

2 Tổng doanh thu 17.000 17.850 18.743

3 Lợi nhuận trước thuế 3.230 3.392 3.561

4 Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Vốn điều lệ 12,67% 13,30% 13,97%

5 Lợi nhuận sau thuế 2.519 2.713 2.849

6 Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ 9,88% 10,64% 11,17% 7 Phân phối lợi nhuận

Chia cổ tức 1.764 1.899 1.994

Quỹ khen thưởng phúc lợi (10%/

LNST) 252 271 285

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Quỹ Đầu tư phát triển (15%/LNST) 378 407 427

8 Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ 6,92% 7,45% 7,82%

9 Tổng số lao động (người) 114 114 114

10 Tổng quỹ lương 6.800 7.140 7.497

11 Thu nhập bình quân của người lao động/tháng 4,97 5,219 5,48

Nguồn: KHANH HOA TRANSERCO

6. Biện pháp thực hiện

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch giai đoạn 2015- 2017, Công ty sau cổ phần hóa sẽ tập trung thực hiện các nhóm giải pháp về nâng cao năng lực khai thác các bến xe, khai thác các nguồn thu trên bến, đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng lao động, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển. Cụ thể như sau:

6.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực khai thác của các bến xe:

 Nghiên cứu cải tiến các quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao công suất phục vụ của bến xe.

Tổ chức lại giao thông trong và ngoài bến đảm bảo lưu thông thuận lợi nhanh chóng và giảm thiểu ùn tắc giao thông, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của bến.

Đầu tư cải tạo sửa chữa để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và hành khách.

Tiếp tục kéo dài thời gian khai thác thực hiện các nốt tài tại bến xe vào buổi sáng, trưa và tối trên tất cả các tuyến xe trọng điểm nhằm nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị vận tải và hành khách.

6.2. Nhóm giải pháp nâng cao quản trị doanh nghiệp và chất lượng phục vụ:

Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên.

Nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của CBCNV: Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy chế của Công ty, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và có thái độ không đúng mực trong công tác phục vụ, gắn thu nhập với hiệu quả lao động và chất lượng công việc của CBCNV. Kết hợp tuyên truyền và giáo dục đối với CBCNV LĐ về ý thức phục vụ.

Cải tạo nâng cao điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và phương tiện ra vào bến.

Tổ chức các kênh thông tin để tạo điều kiện cho khách hàng và lái phụ xe nhận được đầy đủ thông tin về hoạt động của bến, qua đó hành khác có thể tiếp cận và lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp nhất.

Tăng cường việc quản lý, kiểm tra và sử lý các vi phạm về môi trường. Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên các bến xe.

6.3. Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:

 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý các hoạt động bến xe, nhất là công tác quản lý điều hành. Nhất là ứng dụng thành công phần mềm quản lý từ khi xe vào đến khi xe xuất bến và hệ thống camera theo dõi điều hành trên các bến xe.

6.4. Nhóm giải pháp tăng cường khai thác các dịch vụ gia tăng trên bến:

Nghiên cứu và quy hoạch bố trí mặt bằng phân khu chức năng hợp lý để tổ chức kinh doanh khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng tại các bến xe: khai thác dịch vụ quảng cáo cho thuê, cho thuê địa điểm kinh doanh, văn phòng vận tải, đại lý dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa và bưu phẩm (Các bến xe của Công ty là các trung tâm đầu mối giao thông lớn với hàng trăm lượt xe đi và đến các tỉnh thành trong cả nước thường xuyên và liên tục. Đây là một mạng lưới vận chuyển tốt để có thể tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh).

6.5. Nhóm giải pháp đầu tư mở rộng sản xuất:

Nghiên cứu đầu tư các bến xe khách mới theo quy hoạch của Tỉnh để duy trì vai trò doanh nghiệp chủ lực trong tỉnh trong lĩnh vực dịch vụ khai thác bến xe khách đi liên tỉnh và nội tỉnh. Cụ thể:

Triển khai thực hiện dự án xây dựng Bến xe Vạn Ninh huyện Vạn Ninh đã được đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư số 37221000179 ngày 30/3/2015.

Đầu tư xây dựng công trình Bến xe liên tỉnh Phía Nam ở vị trí mới theo Quyết định số 3514/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất phù hợp với các hoạt động tại các bến xe khách hiện có.

6.6. Nhóm giải pháp về tổ chức cán bộ:

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp quy nội bộ phục vụ các công tác quản lý điều hành.

Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể trong Ban giám đốc. Cơ cấu lại lực lượng cán bộ giữa các phòng ban, các đơn vị Bến xe trực thuộc một cách hợp lý để phù hợp với tình hình thực tế.

Phát huy triệt để nội lực quản lý tốt Công ty. Tuyển chọn đề bạt cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có phẩm chất chính tri, đạo đức và lối sống lành mạnh, có tâm huyết với ngành nghề, với doanh nghiệp.

Có chính sách khuyến khích động viên người lao động như khen thưởng các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm phát huy tốt nhất năng lực của độ ngũ CB.CNLĐ phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Đối với số CB.CNLĐ hiện có, Công ty sẽ phân loại để có kế hoạch đào sử dụng cho phù hợp, đồng thời nghiên cứu vận dụng các chính sách do nhà nước ban hành đối với người lao động dôi dư do sắp xếp của doanh nghiệp.

6.7. Kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong Công ty.

Kiện toàn tổ chức và đảm bảo vai trò hoạt động các tổ chức đoàn thể phù hợp mô hình hoạt động của Công ty cổ phần.

Xây dựng quy chế làm việc giữa Hội đồng quản trị Công ty, Tổng Giám đốc Công ty với ban chấp hành Đảng bộ, BCH Công đoàn cơ sở và các tổ chức đoàn thể khác.

PHẦN VI

THÔNG TIN VỀ ĐỢT CHÀO BÁN

I. PHƢƠNG THỨC CHÀO BÁN CỔ PHẦN

1. Đối tƣợng mua cổ phần

Đối tượng mua cổ phần bao gồm: Cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty và các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua thông qua đấu giá (theo Điều 6 và Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP).

2. Phƣơng thức chào bán

2.1 Cổ phần bán cho CBCNV

Gồm 2 hình thức chi tiết như sau:

2.1.1. Cổ phần CBCNV mua theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong khu vực Nhà nước

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì giá bán cổ phần cho người lao động trong trường hợp này là “giá bán bằng 60% giá đấu

thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước)”.

 Tổng số CBCNV có tên trong danh sách lao động Công ty ngày 04/02/2015 (thời điểm UBND tỉnh Khánh Hòa công bố giá trị doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Vận Tải Khánh Hòa để cổ phần hóa) là: 123 người;

 Tổng số CBCNV được mua cổ phần theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong khu vực Nhà nước: 123 người;

 Tổng số năm công tác toàn bộ số CBCNV được mua cổ phần theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong khu vực Nhà nước: 1.467 năm.

 Tổng số cổ phần CBCNV được mua theo quy định của hình thức này là 146.700 cổ phần với tổng mệnh giá là 1.467.000.000 đồng chiếm 5,75% vốn điều lệ công ty cổ phần.

 Thời gian thực hiện bán cổ phần cho CB CNV: Việc triển khai bán cổ phần cho CB CNV sẽ thực hiện sau khi bán đấu giá cổ phần công khai ra công chúng.

 Giá bán: Bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất.

2.1.2. Cổ phần CBCNV mua theo đăng ký cam kết làm việc lâu dài tại Công ty cổ phần

Theo quy định tại Khoản 2c Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì giá bán cổ phần cho người lao động trong trường hợp này là “Giá bán cổ phần ưu đãi cho

người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước)”.

Công ty có 104 CBCNV đăng ký mua theo quy định của hình thức này với tổng số cổ phần là 309.000 cổ phần, tương ứng tổng mệnh giá là 3.090.000.000 đồng chiếm 12,12% vốn điều lệ công ty cổ phần. Trong đó, số cổ phần mà người lao động là chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đăng ký mua là 175.000 cổ phần.

Tiêu chí xác định người lao động là chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao gồm:

Về năng lực chuyên môn:

- Chức vụ nắm giữ tại Công ty: Chủ tịch Công ty; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kế toán trưởng; Kiểm soát viên; Trưởng, phó các Phòng; Trưởng, phó các đơn vị Bến xe; Chuyên viên.

- Là nhân viên có kỹ năng chuyên môn vượt trội đồng nghiệp, trong công việc luôn đạt độ chính xác, tinh thông nghiệp vụ, am tường công việc đang làm, có thời gian làm việc tại Công ty tính đến ngày UBND công bố giá trị doanh nghiệp tử đủ 3 năm trở lên; có ít nhất 1 năm đạt thành tích xuất sắc được khen thưởng từ cấp Sở trở lên trong 3 năm gần nhất.

Về tuổi đời:

- Đối với nam tính đến ngày UBND công bố giá trị doanh nghiệp không quá 55 tuổi;

Một phần của tài liệu BẢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁNH HOÀ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)