18.1. Giới thiệu
1 .1.1. Tên chuyên ngành đào tạo
- Tiếng Việt: Đại số và Lý thuyết số - Tiếng Anh: Algebra and Number theory 18.1.2. Mã chuyên ngành: 62.46.01.04
1 .1.3. Trình độ đào tạo: Tiến sĩ 1 .1.4. Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức cơ bản và am hiểu sâu về lĩnh vực Toán học nói chung và chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số nói riêng. Đồng thời trang bị cho người học kỹ năng nghiên cứu và nhìn nhận các vấn đề của Toán học một cách toàn diện, qua đó có khả năng tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tiễn và đáp ứng tốt các yêu cầu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí chuyên môn tại các cơ sở giáo dục, các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu.
18.2. Chuẩn đầu ra
18.2.1. Về kiến thức
- Kiến thức chung: Người tốt nghiệp có những kiến thức chung, hiện đại về toán học, có khả năng tiếp cận và trao đổi khoa học với các nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành: Có những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số, có khả năng tiếp cận các vấn đề thời sự và các hướng phát triển của chuyên ngành.
18.2.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn trong việc giải quyết các bài toán, các vấn đề thực tiễn; kỹ năng đề xuất chương trình, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp và làm việc với các nhóm nghiên cứu trong nước và thế giới; có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ để trao đổi học thuật (trình độ tiếng Anh tương đương chuẩn B2 theo khung Châu Âu), có thể sử dụng máy tính để hỗ trợ nghiên cứu.
18.2.3. Về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp cao, yêu nghề, có trách nhiệm đối với xã hội;
- Có ý thức tự chịu trách nhiệm, trung thực trong nghiên cứu khoa học. - Có khả năng cập nhật kiến thức mới, sáng tạo trong công việc.
18.2.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp có trình độ tiến sĩ chuyên ngành Đại số và Lý thuyết số có thể được tuyển dụng vào các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong cả nước để giảng dạy và nghiên cứu toán; quản lý chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục. Ngoài ra, một số công ty có thể tuyển dụng vào làm việc tại các vị trí nghiên cứu chuyển giao ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.
41
18.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Người tốt nghiệp có thể tiếp tục nâng cao trình độ thông qua các chương trình sau tiến sĩ tại các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
18.2.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo
Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).
19. CHUYÊN NGÀNH: HÓA LÝ THUYẾT VÀ HÓA LÝ
19.1. Giới thiệu
19.1.1. Tên chuyên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Hóa lý thuyết và Hóa lý
- Tiếng Anh: Physical and Theoretical Chemistry 19.1.2. Mã chuyên ngành: 62440119
19.1.3. Trình độ đào tạo: Tiến sĩ 19.1.4. Mục tiêu đào tạo
Nhằm đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý thuyết và hóa lý, có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành, chuyên ngành và liên quan.
19.2. Chuẩn đầu ra
1 .2.1. Về kiến thức
- Kiến thức chung: nắm vững kiến thức chung về ngành Hóa học.
- Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức chuyên sâu, cập nhật và hiện đại về hóa học tính toán, hóa học lượng tử, nhiệt động lực học hóa học, động hóa học, xúc tác, điện hóa học, hóa keo, hóa lý cao phân tử và các lĩnh vực liên quan khác.
1 .2.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: có kỹ năng đ t vấn đề, phân tích, tổng hợp các vấn đề trong lĩnh vực Hóa lý thuyết và Hóa lý; khả năng độc lập nghiên cứu, khả năng đề xuất và tổ chức thực hiện các vấn đề nghiên cứu, truyền đạt kiến thức khoa học của ngành và chuyên ngành; báo cáo tổng hợp và công bố kết quả nghiên cứu; xây
42
dựng và thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ của Hóa học nói chung và Hóa lý thuyết, Hóa lý nói riêng vào thực tế đời sống.
- Kỹ năng mềm: có khả năng làm việc nhóm, thảo luận khoa học, chủ trì seminar khoa học, sử dụng thành thạo tin học, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, trao đổi học thuật, viết báo cáo, viết bài báo, đề cương, dự án.
19.2.3. Về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp và thái độ phục vụ cộng đồng; trung thực với khoa học; đề cao sự khai phóng và tư duy phản biện khách quan.
- Không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc, đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục.
1 .2.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Học viên tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý tại trường Đại học Quy Nhơn có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, giáo viên trung học phổ thông, nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, sở khoa học và công nghệ; kỹ thuật viên, nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp,... về lĩnh vực Hóa học nói chung và Hóa lý thuyết và Hóa lý nói riêng.
19.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có đủ trình độ để làm việc, nghiên cứu sau tiến sĩ, hợp tác nghiên cứu với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, công ty… trong nước và quốc tế.
19.2.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo
- Chương trình đào tạo tiến sĩ Hóa lý thuyết và Hóa lý của Đại học KU Leuven (Bỉ), Đại học KHTN Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Bộ tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).
20. CHUYÊN NGÀNH: TOÁN GIẢI TÍCH
20.1. Giới thiệu
2 .1.1. Tên chuyên ngành đào tạo - Tiếng Việt: Toán Giải tích
43 20.1.2. Mã chuyên ngành: 62.46.01.02 2 .1.3. Trình độ đào tạo: Tiến sĩ 2 .1.4. Mục tiêu đào tạo
Nhằm mục đích trang bị kiến thức cơ bản và am hiểu sâu về lĩnh vực Toán học nói chung và chuyên ngành Toán Giải tích nói riêng. Đồng thời trang bị cho người học kỹ năng nghiên cứu và nhìn nhận các vấn đề của Toán học một cách toàn diện, qua đó có khả năng tự nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tiễn và đáp ứng tốt các yêu cầu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí chuyên môn tại các cơ sở giáo dục, các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu.
20.2. Chuẩn đầu ra
20.2.1. Về kiến thức
- Kiến thức chung: Người tốt nghiệp có những kiến thức chung, hiện đại về toán học, có khả năng tiếp cận và trao đổi khoa học với các nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành: Có những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Toán Giải tích, có khả năng tiếp cận các vấn đề thời sự và các hướng phát triển của chuyên ngành.
20.2.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: có kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn trong việc giải quyết các bài toán, các vấn đề thực tiễn; kỹ năng đề xuất chương trình, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Kỹ năng mềm: có kỹ năng giao tiếp và làm việc với các nhóm nghiên cứu trong nước và thế giới; có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ để trao đổi học thuật (trình độ tiếng Anh tương đương chuẩn B2 theo khung Châu Âu), có thể sử dụng máy tính để hỗ trợ nghiên cứu.
20.2.3. Về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp cao, yêu nghề, có trách nhiệm đối với xã hội;
- Có ý thức tự chịu trách nhiệm, trung thực trong nghiên cứu khoa học. - Có khả năng cập nhật kiến thức mới, sáng tạo trong công việc.
20.2.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp có trình độ tiến sĩ chuyên ngành Toán Giải tích có thể được tuyển dụng vào các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trong cả nước để giảng dạy và nghiên cứu toán; quản lý chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục. Ngoài ra, một số công ty có thể tuyển dụng vào làm việc tại các vị trí nghiên cứu chuyển giao ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.
20.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Người tốt nghiệp có thể tiếp tục nâng cao trình độ thông qua các chương trình sau tiến sĩ tại các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
20.2.6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo