Các trở ngại, thách thức và tồn tại trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng xây dựng nông thôn mới vùng ven đô gắn với quá trình đô thị hóa vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 29 - 30)

NTM vùng ven đô có nhiều lợi thế hơn các khu vực khác, nhất lại là NTM vùng đồng bằng sông Hồng, vùng có vị trí địa lý và kinh tế thuận lợi. Lợi thế gần Hà Nội, trung tâm văn hóa và kinh tế cả nước, có hệ thống đường giao thông vận tải và cảng biển tốt, xây dựng NTM ở khu vực đồng bằng sông Hồng vì thế có tốc độ nhanh nhất cả nước. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dân sinh và đặc tính văn hóa-xã hội của từng cộng đồng, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu trong bộ 19 tiêu chí của chương trình NTM cũng khác nhau.

Một số trở ngại, khó khăn chính có thể được tổng kết như sau:

- Huy động dân hiến đất cho các công trình hạ tầng cơ sở như đường xá, mương tưới hoặc tiêu nước. Do quỹ đất chật hẹp ở phần lớn các địa phương, điều kiện kinh tế vùng nông thôn còn 1 số hạn chế, tại nhiều khu vực (ví dụ như Vụ Bản), việc đẩy nhanh tốc độ hay hoàn thiện chương trình xây dựng NTM là không thể do chưa thể tìm được giải pháp thỏa đáng, hài hòa và hợp lòng dân. Rất ít các huyện có quỹ đất rộng

201

như Hải Hậu, huyện có điều kiện tự nhiên và kinh tế tốt hơn, người dân sẵn sàng hiến đất mà không yêu cầu đền bù.

- Dồn điền đổi thửa cũng gặp khó khăn ở hầu hết các địa phương do tính chất đất canh tác quá khác nhau và số lượng/diện tích mảnh manh mún ở hầu hết các hộ, gián tiếp gây khó khăn cho việc hoàn thiện đường nội đồng kiên cố, xây dựng hệ thống kênh tưới và tạo các cánh đồng mẫu lớn, tiền đề cho phát triển nông nghiệp cơ giới hóa, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện tại vẫn phổ biến ở mức độ bán lẻ theo hộ, giá cả bấp bênh phụ thuộc nhiều và nhu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước, khiến nông dân rơi vào tình thế sản xuất nông nghiệp hầu như không có lãi, hoặc lấy công làm lãi, hoặc lãi thấp. Việc hình thành các tổ sản xuất nông nghiệp phần lớn mới chỉ dừng lại ở khía cạnh hỗ trợ nhau kỹ thuật canh tác và chăn nuôi, chưa phải là tổ “thị trường”.

- Xử lý rác thải rắn sinh hoạt hiện cũng là vấn đề cần được lưu ý, đặc biệt các khu tập kết rác thải sao cho hạn chế ô nhiễm môi trương không khí và nước mặt các khu vực dân cư lân cận. Các phương pháp xử lý, phân loại hiện vẫn chưa được áp dụng nên khá khó khăn trong việc xác định phương pháp xử lý tối ưu nào hơn giải pháp lò đốt tại thời điểm hiện tại. Do mật độ dân số đông nhất cả nước, cộng thêm quỹ đất trống hầu như không còn, giải pháp nào cho xử lý môi trường nông thôn cũng là vấn đề nóng cần lưu tâm trong các giai đoạn tiếp của chương trình

- Vấn đề nước thải sinh hoạt và sản xuất cũng cần được lưu ý để đảm bảo tiêu chí môi trường xanh, sạch và đẹp tại các vùng NTM ven đô. Rất ít các địa phương có hệ thông mương tiêu nước sạch như Hải Hậu nhờ gần vùng của biển, nước lưu thông dễ dàng thông qua hệ thông sông, kênh mương lớn và dày đặc

- Ngân sách của NTM cho mỗi địa phương không nhiều, để thực hiện đồng bộ được các hạng mục hay tiêu chí quan trọng, huy động sức dân và đóng góp tài chính trong dân cần phải được đẩy mạnh thông qua việc tăng nhận thức về hưởng lợi và ảnh hưởng của NTM đến đời sống của người dân sau này. Việc này cũng đi đôi với chú trọng nâng cao trình độ học vấn, dân trí của người dân bên cạnh công tác tuyên truyền, thuyết phục bà con.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng xây dựng nông thôn mới vùng ven đô gắn với quá trình đô thị hóa vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)