MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐBSH TRONG

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng (Trang 29 - 33)

TRỊ NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐBSH TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Để thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, rất cần sự vào cuộc và nỗ lực của nhiều bên liên quan đến chuỗi từ xuất phát điểm của chuỗi đó là từ phía chính những người sản xuất, cho đến các tác nhân tham gia trong chuỗi như những cơ sở thu gom, chế biến, từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã và ngay cả các tác nhân có tác động đến chuỗi như các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, chính quyền địa phương và trung ương.

7.1 Giải pháp từ phía các hộ sản xuất

Để thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng ngay từ khâu sản xuất là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn vùng ĐBSH gặp vấn đề về giá thành cao, rủi ro về dịch bệnh, rủi ro thị trường, làm cho thu nhập từ hoạt động sản xuất thấp và bấp bênh, và một vấn đề nữa đó là nhiễm môi trường. Đó là những vấn đề nan giải, để giải quyết phần nào các vấn đề đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:

- Không ngừng học hỏi và áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, chọn các yếu tố đầu vào như con giống, hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi… phù hợp, và thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giảm rủi ro từ dịch bệnh.

- Các hộ, trang trại, cơ sở sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản cần chủ động liên kết, giữ uy tín để liên kết được chặt chẽ với những đối tác khác trong chuỗi như với doanh nghiệp, với hợp tác xã, với các tổ hợp tác, và ngay cả với các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Tăng cường liên kết với các đối tác này để được đầu tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là cố gắng tham gia các liên kết chính thức bằng các hợp đồng nông nghiệp. Liên kết giúp giảm bớt các rủi ro thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn cho hộ chăn nuôi.

- Các hộ sản xuất cũng có thể tự liên kết với nhau để thành lập các hợp tác xã, từ đó HTX đứng ra tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, đầu tư vốn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng. Như vậy sẽ tạo ra một kênh sản xuất, tiêu thụ thịt nông, lâm, thủy sản hiệu quả hơn.

- Các hộ dân cũng cần học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin, nâng cao trình độ về nhiều mặt và áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất để đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo lòng tin lâu dài cho người tiêu dùng, tăng cường cơ hội liên kết chuỗi bền vững với các doanh nghiệp, tổ chức chế biến.

- Các hộ dân cũng cần chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra như bón phân, phun thuốc trừ sâu, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đúng, đủ liều lượng... Các hộ sản xuất cũng cần có ý thức xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, xây hầm biogas và chế phẩm

232

sinh học E.M ((Effective microorganisms) để xử lý chất thải chăn nuôi, học hỏi và tham gia sản xuất mang tính hữu cơ nhiều hơn.

7.2 Giải pháp từ phía các tác nhân tham gia chuỗi: cơ sở thu gom, chế biến, phân phối phân phối

Các tác nhân tham gia chuỗi thực hiện các chức năng sở thu gom, chế biến, phân phối như hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp muốn đảm bảo lợi nhuận, tính bền vững trong quá trình sản xuất cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong khâu chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường marketing sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các doanh nghiệp nông nghiệp cần chủ động liên hệ với chính quyền địa phương trong việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu, cam kết và hỗ trợ chính quyền địa phương trong quy hoạch phát triển kinh tế đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở địa phương. Doanh nghiệp cũng cần chủ động đàm phán, thỏa thuận và ký kết các hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất để thắt chặt, đảm bảo tính bền vững mối quan hệ với họ và dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.

Các tác nhân này cũng cần cung cấp thông tin thị trường cho các hộ kinh doanh giúp họ nắm bắt nhu cầu thị trường tốt hơn, tránh tình trạng sản xuất theo phong trào.

7.3 Giải pháp từ phía chính quyền

Việc tuyên truyền và tăng cường cấp giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn VietG P và tương đương của chính quyền địa phương sẽ thúc đẩy chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh và bền vững hơn. Với người sản xuất, các giấy chứng nhận có thể được coi như một giấy thông hành giúp họ dễ dàng tiếp cận thị trường, ký kết các hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm trong chuỗi giá trị hơn.

Chính quyền cũng cần tuyên truyền cho các hộ kinh doanh hiểu biết và tuân thủ các quy định về sản xuất an toàn, đảm bảo sản xuất sạch, đặc biệt là sản xuất hữu cơ, từ đó thúc đẩy họ và làm tăng cơ hội cho họ vào việc tham gia các chuỗi giá trị nông sản.

Chính quyền địa phương cần có chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý, tránh tình trạng bỏ trống đất gây lãng phí nguồn lực; có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với người sản xuất. Chính quyền địa phương cũng cần đứng ra như một bên thứ ba tham gia giám sát và đảm bảo cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người sản xuất được bền chặt.

Chính quyền cũng cần có quản lý chặt chẽ dịch bệnh, quản lý chặt chẽ thị trường: cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào để đảm bảo thị trường thông suốt, cạnh tranh lành mạnh, giảm thiểu tính độc quyền hoặc cấu kết trên thị trường. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Cần xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện sản xuất, kinh doanh trong ngành nông, lâm, thủy sản đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước.

Căn cứ điều kiện và diễn biến của từng giai đoạn của dịch bệnh nguy hiểm mà có những chính sách phù hợp, kịp thời để bảo vệ ngành trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ sản xuất trong nước và khống chế dịch bệnh.

233

7.4 Giải pháp từ phía các tổ chức kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và tổ chức tín dụng

Các tổ chức tài chính cần giúp các hộ/cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm thủy sản tiếp cận dễ hơn các nguồn vốn ưu đãi cho xây dựng chuồng trại, tăng cường trang thiết bị phục vụ sản xuất, bố trí sản xuất khoa học.

Các cơ sở đào tạo cần hỗ trợ thông qua tập huấn các hộ/cơ sở nông, lâm thủy sản về kỹ thuật sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu đầu trong chuỗi giá trị.

Các tổ chức quốc tế, các cơ sở đào tạo, các tổ chức khuyến nông nên hỗ trợ người dân trong việc nâng cao hiểu biết về lợi ích lâu dài của việc liên kết nối với doanh nghiệp và các cơ sở chế biến trong chuỗi giá trị cũng như hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật xử lý các vấn đề trong quá trình sản xuất và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

8. KẾT LUẬN

Đồng bằng sông Hồng là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng, với điều kiện tự nhiên và xã hội phù hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vùng ĐBSH đã có nhiều xã đạt tiêu chuẩn NTM, hệ thống điện cung cấp phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất khá đầy đủ, chất lượng hệ thống giao thông phục vụ giao thương được nâng cấp, cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông được tăng cường, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa được bổ sung và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, hệ thống tín dụng, ngân hàng từng bước được mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất, chế biến tiếp cận tín dụng. Hệ thống chợ phục vụ giao lưu hàng hóa được nâng cấp, đổi mới; các dịch vụ hỗ trợ ngày càng đa dạng và kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực hơn.

Trong liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông, lâm thủy sản ở khu vực ĐBSH các tác nhân chính bao gồm người sản xuất là các hộ, các cơ sở và hợp tác xã; người thu gom, chế biến và phân phối chủ yếu là các hộ, cơ sở chế biến, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Điểm nổi bật trong vùng là các hộ liên kết trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, phục vụ chuyên môn hóa sâu trong sản xuất sản phẩm hàng hóa. Mối liên kết được thực hiện bằng hai hình thức là ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu, đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; và hợp đồng miệng. Số lượng các hộ, cơ sở và doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản tăng nhanh theo thời gian.

Hiệu quả của liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng NTM ở khu vực ĐBSH được thể hiện qua việc cơ cấu lại hình thức tổ chức theo hướng đa dạng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, cơ cấu lại quy mô sản xuất theo hướng tăng cường quy mô hàng hóa, ruộng đất được tích tụ thông qua khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn để phục vụ sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ thuận lợi hơn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm. Chuyên đề cũng giới thiệu 3 mô hình liên kết chuỗi giá trị thành công trên địa bàn đó là mô hình liên kết chuỗi giá trị sữa bò tươi tại huyện Lý Nhân, mô hình liên kết sản xuất gạo sạch tại huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam và mô hình liên kết chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Từ thực trạng, chuyên đề chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân cản trở việc nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn khu vực ĐBSH đó là sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa được chuyên môn hóa cao; vai trò của HTX trong tăng cường và thúc liên kết chuỗi chưa thực sự hiệu quả ở nhiều nơi, việc ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

234

dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vẫn còn hạn chế dẫn đến hiệu quả sản xuất nói chung còn chưa cao.

Để thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, rất cần sự vào cuộc và nỗ lực của nhiều bên liên quan đến chuỗi. Chuyên đề đã đề xuất bốn nhóm giải pháp, bắt đầu từ xuất phát điểm của chuỗi đó là giải pháp từ phía chính những người sản xuất, cho đến các tác nhân tham gia trong chuỗi như những cơ sở thu gom, chế biến, từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã và ngay cả các tác nhân có tác động đến chuỗi như các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, chính quyền địa phương và trung ương.

235

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Hữu Cường, Trần Thị Thu Hương, Bùi Thị Nga, Nguyễn Thị Bình (2012), Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt và sữa bò tươi ở Hà nội và sơn la, Từ Marketing đến chuỗi giá trị nông sản và thực phẩm: Cơ sở lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản Chính trị.

Tran Mai Phuong, Tran Huu Cuong, Bui Thi Nga (2018), An Analysis of the Linkages in the Fresh Milk Chain of Viet Nam, Greener Journal of Business and Management Studies, ISSN: 2276-7827, Vol. 8(2), pp. 010-017, August, 2018

Bui Thi Nga, (2018). Promoting the linkage in agricultural production and marketing in Vietnam: A Case study of dairy farming in Phu Dong, Hanoi, Vietnam. Presentation in FABM seminar. 7th, June. 2018. Vietnam National University of Agriculture. Vietnam

Bui Thi Nga (2017), Linkage between Dairy Farmers and Actors, Stakeholders in the Milk Chain: A case study of Cu Chi District, Ho Chi Minh City of Vietnam, Greener Journal of Business and Management Studies, ISSN: 2276-7827, Vol. 7, No 3, pp 024-029.

Bui Thi Nga, Philippe Lebailly (2016), Linkages in the Chicken Chain of Vietnam: A Case Study in Kim Dong District, Hung Yen Province. International Review of Research in Emerging Markets and the Global Economy (IRREM). ISSN: 2311-3200) 2016 Vol: 2 Issue: 3

Bui Thi Nga (2016). Linkages from Farmers to enterprises: A case study in dairy milk in Northern area of Vietnam. Proceeding of International Cooperation for rural development in Vietnam: The linkage between policy and reality. Nov 25, 2016. University of Social Science and Humanity, Vietnam National University of Hanoi.

Bui Thi Nga (2015), Model for production along the livestock value chain: A typical case study of pig chain in Chuong My, Hanoi, Vietnam, National Conference on Agri product Chain in Vietnam, 12-13th Dec, Can Tho, Vietnam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng (Trang 29 - 33)