IV. THÀNH TỰU ỨNG DỤNG VLSH TRONG
được thể hiện như thế nào? Con đường phân tán thuốc nào là nhanh nhất?
Câu 1: Màng ối có gì quan trọng mà được sử dụng làm màng phủ vết thương?
Có tính bám dính tốt lên bề mặt vết thương.
Gần như trong suốt sau khi được loại bỏ lớp tế bào biểu mô, là giá thể tốt cho nhiều loại tế bào động vật.
Mặt màng ối tiếp xúc với màng đệm rất nhầy, nhớt và trong bóng.
Mặt biểu mô của màng ối ít bóng, không có lớp chất nhầy và bằng phẳng
Để chuẩn bị cho bước cố định tế bào lên màng ối thì màng ối phải được loại bỏ lớp tế bào biểu mô.
Câu 2: Trong quy trình chế tạo máng phủ nhân tạo, mẫu vật sử dụng làm là những vật liệu gì?
Nguồn gốc sinh học: Da đồng loài, da khác loài,
màng ối lấy từ màng nhau thai, NBS từ bao quy đầu trẻ sơ sinh, da tử thi đã qua xử lý…
Vật liệu nhân tạo: các tấm polymer như:
polyurethal, polyetylen,polycaprolactone,… Những polymer của hydroxyvinyl chlorid acetate(polyvinyl, silastic floam, lyofloam,…Ngoài ra còn có màng
Biobrane gồm lớp dưới nilon được tráng lớp silicon mỏng.
NBS sản xuất chất nền tảng trung bì, collagen tạo chất nền tảng như trung bì, silicon mỏng tương đương như biểu bì.
Câu 3: Ứng dụng về cấy ghép da mới nhất ở nước ta ở đâu? Tỉ lệ thành công là bao nhiêu?
Thành tựu mới nhất về cấy ghép da phải kể đến phương pháp mới về nuôi cấy da tự thân ở Viện Bỏng Quốc gia (113 Phùng Hưng- Hà Đông- Hà
Nội). Đây là phương pháp đơn giản và ít tốn kém so với phương pháp trước đây là nuôi cấy tế bào sừng trong môi trường có huyết thanh.
Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tiến hành nuôi cấy trên 17 mẫu da lấy từ người tình nguyện và 7 mẫu da lấy từ bệnh nhân bỏng. Độ tuổi trung bình của nhóm tình nguyện cho da là 8 tuổi, nhóm bệnh nhân bỏng tuổi trung bình là 36.
Câu 3: Ứng dụng về cấy ghép da mới nhất ở nước ta ở đâu? Tỉ lệ thành công là bao nhiêu?
Ngoài ra, ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị tổn thương bỏng sâu và tạo hình sẹo bỏng, khuyết hổng mất da (Viện Bỏng Quốc gia); ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong chấn thương-chỉnh hình (bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM). Nằm
trong top 26 thành tựu y học nổi bật Việt Nam được Bộ y tế giới thiệu ngày 17-2-2012.
Câu 4: Hệ thống phân tán thuốc trong cơ thể được thể hiện như thế nào? Con đường phân tán thuốc nào là nhanh nhất?
Hệ thống phân tán thuốc trong cơ thể được thể hiên qua cơ chế phóng thích thuốc có kiểm soát.
Có 3 cơ chế: Sự khuếch tán; Trương phồng kéo theo khuếch tán; Sự phân hủy sinh học.
Sự khuếch tán: có thể xảy ra ở mức vĩ mô (như khuếch tán qua các lỗ trong nền polymer) hoặc ở mức phân tử (ngang qua giữa các chuỗi polymer). Những yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán thuốc là: cấu trúc hóa học của màng, trạng thái xốp của màng (mật độ lỗ trên màng), đường đi của thuốc khi được phóng thích.
Trong hệ này, sự kết hợp của nền polymer và thuốc được chọn lựa sao cho thuốc khuếch tán ra môi trường sinh học mà không có bất kỳ sự thay đổi nào trên polymer.
VD: polymer và thuốc được trộn lẫn để tạo thành một hệ đồng nhất. Sự khuếch tán xảy ra khi thuốc đi qua chất nền polymer ra môi trường ngòai. Tốc độ phóng thích sẽ giảm dần vì thuốc phải di chuyển một khỏang xa hơn nên thời gian phóng thích sẽ lâu hơn.
Đối với hệ thống ‘túi chứa’, tốc độ phóng thích thuốc có thể được giữ ổn định.
Trong hệ này, thuốc ở dạng rắn, pha loãng hay đậm đặc trong chất nền polymer được một màng làm từ vật liệu kiểm sóat tốc độ bao bọc. Cấu trúc của màng này có hiệu quả trên sự phóng thích thuốc. Do việc bọc màng là đồng nhất và độ dày
không thay đổi, tốc độ khuếch tán thuốc có thể được giữ ổn định trong thời gian dài.
Sự trương phồng và khuếch tán:hệ thống không có khả năng phóng thích thuốc cho đến khi được đặt trong môi trường sinh học thích hợp. Ban đầu, hệ thống ở dạng khô, khi vào cơ thể sẽ hấp thu nước hay dịch cơ thể và trương phồng lên. Sự trương phồng làm tăng lượng dung môi và kích thước mạng lưới polymer đủ để thuốc khuếch tán ra môi trường.
Tùy thuộc vào polymer, một polymer có khả năng trương phồng có thể được phát động bởi một thay đổi trong môi trường bao quanh hệ phân phát: pH, lực ion, Enzym - cơ chất, nhiệt độ…
Ví dụ:
Tác nhân là pH tác động lên loại Hydrogel acid hay base - trương phồng – phóng thích thuốc.
Lực ion: hydrogel ion, thay đổi lực ion – thay đổi nồng độ ion bên trong gel – trương phồng – phóng thích thuốc.
Enzym – cơ chất: Hydrogel chứa các enzym cố định, khi cơ chất hiện diện – chuyển đổi enzym – trương phồng – phóng thích thuốc.
Sự phân hủy sinh học: các polymer phân hủy trong cơ thể như là kết quả của quá trình sinh học tự nhiên và phóng thích thuốc.
Phần lớn các polymer có khả năng phân hủy sinh học sẽ bị thủy phân từ dạng chuỗi polymer thành các hợp chất nhỏ hơn.
Ví dụ như polylactide, polyglycolide, và các
copolymer của chúng; các polymer sẽ phân hủy thành acid lactic và acid glycolide, vào chu trình Kreb, tạo thành CO2, H2O và được tiết ra theo con đường bình thường.
Sự phân hủy có thể xảy ra qua thủy phân khối tức là polymer phân hủy đồng nhất xuyên suốt chất nền hoặc chỉ phân hủy ở bề mặt, trường hợp
polyanhydride và polyorthoester, khiến cho tốc độ phóng thích tỷ lệ với vùng bề mặt của hệ phân
phát thuốc.
Hệ thống này thường sử dụng đường uống hoặc tiêm dưới da.
Con đường phân tán thuốc nhanh nhất: tốc độ phân tán thuốc nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vật liệu phân tán thuốc, con đường phân tán thuốc, điều kiện môi trường phân tán thuốc. Ngoài ra còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng thuốc đối với từng loại bệnh khác nhau.
Nếu đánh giá theo 3 cơ chế phân tán thuốc, nhóm nhận thấy con đường phóng thích thuốc dựa trên sự phân hủy sinh học là nhanh nhất vì hệ thống được sử dụng bằng cách uống hoặc tiêm dưới da, thuốc sẽ được phân hủy - thủy phân theo quá trình sinh học tự nhiên trong cơ thể.