0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Mắt tự điều chỉnh tiêu cự và thích nghi với độ sáng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHI ĐIỆN THẾ KÍCH THÍCH THỊ GIÁC TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM DƯỚI 13 TUỔI (Trang 32 -33 )

Muốn nhìn rõ vật thì hệ thống thấu kính của mắt phải có khả năng điều chỉnh độ hội tụ. Sự điều tiết này là do sự co giãn của thể mi và được thực hiện bởi một cơ chế feedback âm, tự động điều tiết độ hội tụ của nhân mắt. Mắt có khả năng điều chỉnh độ hội tụ rất nhanh: nếu mắt đang cố định nhìn một vật ở xa mà chuyển đột ngột sang nhìn một vật ở gần thì chỉ cần khoảng 1 giây là mắt đã điều chỉnh được tiêu cự để nhìn rõ vật. Cơ chế điều tiết tiêu cự là một cơ chế phức tạp và còn chưa được biết hết. Mắt bao giờ cũng điều tiết chính xác tiêu cự và điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố nữa như: thay đổi màu sắc (điều tiết với ánh sáng đỏ chậm hơn với ánh sáng lam), khi nhìn vật ở gần thì hai mắt chụm vào nhau hơn, tiêu cự ở vùng fovea khác với tiêu cự của các điểm khác trên võng mạc, khả năng điều tiết của mắt dao động theo thời gian. Vùng vỏ não kiểm soát sự điều tiết của mắt có liên quan chặt chẽ với vùng vùng kiểm soát cử động mắt, với sự tích hợp thông tin thị giác của các vùng 18, 19 của Brodmann và với sự truyền tín hiệu vận động tới cơ thể mi qua vùng trước nhân mái và nhân Edinger-Wesphal [30].

Sự điều chỉnh độ mở của đồng tử phụ thuộc vào cường độ ánh sáng tác động lên mắt. Khi có ánh sáng chiếu vào mắt thì đồng tử co lại, đó là phản xạ với ánh sáng của đồng tử. Phản xạ này chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm. Kích thích hệ phó giao cảm làm co các cơ vòng đồng tử. Nếu kích thích hệ giao cảm lại gây giãn đồng tử. Các xung từ võng mạc theo đường dẫn truyền thị giác đến nhân trên mái. Từ nhân này, các xung được tới nhân Edinger- Wesphal và tới kích thích dây phó giao cảm gây co đồng tử. Trong chỗ tối thì phản xạ này bị ức chế, đồng tử giãn ra. Phản xạ vowia ánh sáng của đồng tử có tác dụng làm cho mắt thích nghi rất nhanh chóng với sự thay đổi về cường độ ánh sáng. Đường kính nhỏ nhất của đồng tử là khoảng 1,5 mm, và lớn nhất là khoảng 8 mm. Phản xạ vowia ánh sáng của đồng tử có thể làm cho khả năng thích nghi với ánh sáng tăng lên 30 lần.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHI ĐIỆN THẾ KÍCH THÍCH THỊ GIÁC TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM DƯỚI 13 TUỔI (Trang 32 -33 )

×