Kỹ thuật phẫu thuật TKCVĐ

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT điều TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG VAI đòn (Trang 25 - 30)

2.3.4.1. Xử trí phẫu thuật cấp cứu TKCVĐ[6]:

- Cố định qua khớp cùng vai đòn: có thể dùng đinh Kirschner, néo ép, vít, nẹp

- Cố định quạ đòn: cố định xương đòn với mỏm quạ bằng vít, buộc vòng. - Tái tạo dây chằng quạ đòn với dây chằng quạ mỏm cùng vai, thường phối hợp cắt đầu ngoài xương đòn.

- Tái tạo dây chằng quạ đòn phối hợp với cố định quạ đòn, thêm hay không cắt đoạn đầu xương đòn.

2.3.4.2. Tái tạo muộn, xử trí di chứng TKCVĐ[6].

- Dùng chỉ không tiêu cố định quạ đòn. - Cắt đoạn đầu ngoài xương đòn

- Tái tạo dây chằng quạ mỏm cùng vai.

2.3.4.3. Một số kỹ thuật mổ cơ bản điều trị TKCVĐ [8]

- Hiện tại có khoảng hơn 60 phương pháp phẫu thuật khác nhau, các phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào nổi chội hơn cả, do vậy không có một tiêu chuẩn vàng nào cho phẫu thuật trật khớp cùng đòn.

18

- Các nghiên cứu cơ sinh học cho thấy rằng các phương pháp phẫu thuật hiện nay không hồi phục sức mạnh và sự vững của phức hợp cùng đòn tự nhiên.Các phương pháp dùng dụng cụ để cố định thì không phục hồi lại giải phẫu, nhiều biến chứng và tỉ lệ thất bại cao.

- Gần đây kỹ thuật tái tạo khớp cùng đòn tập trung vào phục hồi giải phẫu dây chằng quạ đòn để đạt được kết quả lâm sàng tối ưu.

Chỉ định:

- Độ III không điều trị bảo tồn - Độ IV, V, VI

- Mất vững mãn tính và hoặc đau sau điều trị bảo tồn - Thẩm mỹ

Nhìn chung, các phương pháp phẫu thuật được xếp thành 3 nhóm chính: a. Cố định khớp cùng đòn

Đặc điểm:

-Bóc tách giới hạn -Nguy cơ kim di chuyển

- Chỉ áp dụng cho tổn thương cấp tính b. Cố định giữa mỏm quạ và xương đòn Đặc điểm:

- Cần phẫu thuật tháo vis về sau

- Nếu cố định bằng chỉ thì vòng chỉ có thể được đưa vào qua nội soi - Chỉ áp dụng cho thương tổn cấp

- Vòng chỉ có thể cắt vào xương đòn và mỏm quạ c.Tái tạo dây chằng

Đặc điểm:

19

- Cung cấp khung sườn sinh học cho tái phân bố mạch máu để tái tạo dây chằng mới

- Thích hợp cho cả trường hợp tổn thương cấp tính và mạn tính Một số phương pháp:

- Đối với những trật khớp đến sớm (3 tuần)

· K-wire : dễ làm, nhanh, rẻ nhưng nhiều biến chứng, di chứng

· Boswoth screw : cố định khớp chắc nhưng dễ gẫy vis do mỏi

· Hook plate: cố định khớp chắc chắn, đòi hỏi phải đặt nẹp chính xác dưới mỏm cùng vai, có thể gây tổn thương mỏm cùng vai, phải lấy ra sau 3 tháng, có thể trật tái phát

20

· Nẹp khóa

· Nottingham Sling: dùng dây chằng nhân tạo để cố định xương đòn và mỏm quạ, một sô tác giả cố định thêm cả vào mỏm cùng vai

21

- Đối với những trật khớp đến muộn ( > 3 tuần )

· Copeland: rạch da trước khớp cùng đòn đến mỏm quạ, bộc lộ khớp và các dây chằng, đục chỗ bám dây chằng quạ tại mỏm cùng, tạo một rãnh trên xương đòn, cố định dây chằng quạ cùng vào xương đòn và mỏm quạ bằng vis xốp

· Weaver and Dunn: cách bộc lộ như trên, cắt bỏ đầu ngoài xương đòn, khoan vài lỗ trên mỏm cắt xương đòn, cố định dây chằng quạ cùng vào mỏm cắt bằng chỉ PDS, tiếp tục cố định xương đòn vào mỏm quạ bằng các vong chỉ khác.

22

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT điều TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG VAI đòn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w