Lợi ích của mô hình trồng luân canh truyền thống với mía 1 Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TRỒNG XEN CANH LUÂN CANH LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG VỚI MÍA (Trang 36 - 37)

III. ĐIỂN HÌNH ÁP DỤNG THÀNH CÔNG

2. Lợi ích của mô hình trồng luân canh truyền thống với mía 1 Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen

2.1. Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen

Luân canh là biện pháp kĩ thuật dễ làm và mang lại hiệu quả cao, biện pháp luân canh hợp lý có thể làm tăng năng suất mía từ 15 - 30% so với liên canh.

Luân canh hợp lý giảm được tỉ lệ sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa được các chất dinh dưỡng cải tạo đất.

2.2. Lợi ích về mặt kinh tế

Đối với mô hình luân canh (Lạc Xuân – Đậu tương Hè - Lạc

Thu Đông – Mía năm sau) trong năm 2014, trên chân đất ruộng tại huyện Thọ Xuân, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 33,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ Hè đạt 24,8 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 21,3 tạ/ha; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 29,5 tạ/ha; năng suất đậu tương vụ Hè Thu đạt 23,2 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 19,8 tạ/ha. Với tổng chi phí 169,6 triệu đồng/ha cho tổng thu nhập 239,5 triệu đồng/ha, lãi thuần thu được 69,9 triệu đồng/ha/ năm; trong khi mía trồng thuần chỉ lãi 15 triệu đồng/ha/năm.

Đối với huyện Thạch Thành, mô hình luân canh (Lạc Xuân – Đậu tương Hè -Lạc Thu Đông – Mía năm sau) trong năm 2014, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 31,0 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ Hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 21,3 tạ/ha. Trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 27,8 tạ/ ha; năng suất đậu tương vụ Hè Thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 18,5 tạ/ha. Với tổng chi phí 169,6 triệu đồng/ha cho tổng thu nhập 225,2 triệu đồng/ha, lãi thuần thu được 55,6 triệu đồng. Trong khi mía trồng theo công thức cũ chỉ lãi 11 triệu đồng/ha/năm.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT TRỒNG XEN CANH LUÂN CANH LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG VỚI MÍA (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)