Các ngân hàng ở Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay không có ngân hàng đầu tư.
Một ngân hàng phát triển: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Một ngân hàng có mục đích xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam.
39 ngân hàng thương mại.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: 13 ngân hàng.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng chậm, ngành ngân hàng đang chịu ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng chậm đó. Các ngân hàng Việt Nam hoạt động trong một môi trường đầy thách thức với tăng trưởng tín dụng thấp và tỉ lệ nợ xấu cao. Tình hình nợ xấu có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn. Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế.
Ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2018: 03 thách thức - 04 thành tựu Năm 2017 và nửa đầu năm 2018, toàn cảnh ngân hàng Việt Nam đang nằm trong quá trình củng cố và ổn định, tập trung cho quá trình tái cơ cấu đặt trong toàn cảnh tái cơ cấu của nền kinh tế.
Tỷ lệ nợ xấu đã giảm tương đối mạnh trong năm 2017. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2012 đến tháng 3/2018, hệ thống các TCTD xử lý được 753,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, riêng trong năm 2017, tổng các khoản nợ xấu đã được xử lý là 115,54 nghìn tỷ đồng. Điểm tích cực trong giai đoạn qua là các ngân hàng đã đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu đã bán cho VAMC. Các ngân hàng nằm trong Top 10 như Vietcombank, ACB, Techcombank, MB Bank đã hoàn tất xử lý nợ xấu bán cho VAMC trong năm 2017 và Vietinbank đã hoàn tất trong Quý I/2018.
Trong giai đoạn 2017 - 2018, nhiều ngân hàng đã đạt được tăng trưởng cao và ổn định. Theo các chuyên gia, thành quả các ngân hàng đến từ việc giữ tỷ lệ NIM (chênh lệch lãi suất huy động/cho vay) ở mức lý tưởng; cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tín dụng. Thay vì tập trung vào bán buôn như trong giai đoạn trước, các ngân hàng hiện đang chạy đua sang mảng bán lẻ, tăng thu từ dịch vụ và giảm độc canh tín dụng. Các chuyên gia cũng nhận định đây là hướng đi đúng với các ngân hàng, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước.
Trong năm 2018, ngành ngân hàng lạc quan với triển vọng tăng trưởng. 100% ngân hàng thương mại tham gia khảo sát tháng 5 vừa qua kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn ngành ngân hàng sẽ đạt trên 10%. Nhiều ngân hàng đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận năm 2018 hết sức tích cực trong các đại hội cổ đông, có ngân hàng dự định với mức tăng trưởng lên tới 40-65%.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, trong thời gian tới, các ngân hàng cũng sẽ gặp một số thách thức nhất định. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report đều nhận định, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ vẫn là những vấn đề tâm điểm các ngân hàng cần quan tâm trong quá trình hoạt động, đặc biệt là vấn đề rủi ro tín dụng. Hiện nay, tăng trưởng tín dụng cao và chuyển đổi sang đối tượng khách hàng cá nhân thay vì bất động sản nên tăng trưởng được đánh giá là đỡ "nóng" và rủi ro. Tín dụng tiêu dùng tăng cao cũng đồng nghĩa với tình trạng gian lận và giả mạo thông tin để đi vay tiêu dùng trở nên phổ biến trong khi đó độ phủ thông tin tín dụng tại Việt Nam còn thấp dẫn đến việc ngân hàng và các TCTD gặp rất nhiều khó khăn khi ra quyết định cho vay. Trong bối cảnh cho vay tín chấp gia tăng mạnh, cạnh tranh càng trở
nên gay gắt, những ngân hàng đẩy mạnh mảng kinh doanh này có nguy cơ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn; chưa kể đến những quan ngại cho rằng tín dụng bất động sản đang ẩn dưới tín dụng tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Qua những thông tin ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây về khu vực ngân hàng Việt Nam:
Thứ nhất, tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt
Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể độ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng.
Thứ hai, số lượng ngân hàng lớn, nhưng quy mô của hầu hết các NH Việt Nam
nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện thấp hơn so với mức bình quân của khu vực ngân hàng các quốc gia dẫn đầu của khu vực.
Thứ ba, mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp hơn so với
hệ thống ngân hàng trong khu vực, xét trên 2 chỉ số: tỷ lệ an toàn vốn thấp, tỷ lệ nợ xấu còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tình hình nợ xấu những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn.
Thứ tư, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là
kênh cung cấp vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế.
Để hoạt động, cạnh tranh tốt trong nước và tham gia thị trường thế giới, cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo thời hạn hợp lý nhằm nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM-loại hình ngân hàng trung gian quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hệ thống; đầu tư trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến phù hợp; nguồn nhân lực cần được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO https://www.slideshare.net/NguynHongDim/ngn-hng-trung-gian http://tailieu.tv/tai-lieu/ngan-hang-trung-gian-23924/ https://baocaototnghiep.com/vai-tro-cua-ngan-hang-thuong-mai-doi-voi-nen- kinh-te/ https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-dau-tu-la-gi-vai-tro-cua-ngan-hang-dau-tu- 20180504224210706.htm http://www.vidifi.vn/co-dong/vdb/220-vai-tro-va-phuong-huong-cua-nhpt-qua- cuoc-khung-hoang-ve-kinh-te-tai-chinh.html https://luanvanaz.com/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-ngan-hang-thuong- mai.html http://www.vnr500.com.vn/Cong-bo-Top-10-Ngan-hang-thuong-mai-Viet-Nam- uy-tin-nam-2018-7895-1006.html https://fb.uel.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fb/Chuy%C3%AAn%20san/2 0141027084648.pdf https://www.saga.vn/6-nghiep-vu-chinh-cua-ngan-hang-dau-tu~34529 http://eldata2.neu.topica.vn/TXNHTM07/Giao%20trinh/04_NEU_TXNHTM07_ Bai2_v1.0015105226.pdf https://www.vdb.gov.vn/ThongTinKH.aspx?ID=101