Một số giải pháp, đề xuất nhằm khắc phục lỗi về từ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí chuẩn mực NNBC (Trang 27 - 31)

1. Khắc phục trên trình bài viết trong quá trình biên tập và xuất bản

Khắc phục lỗi dùng từ sai nghĩa. Để khắc phục lỗi này thì chỉ có một cách là người viết phải cẩn thận khi sử dụng những từ mà mình chưa nắm rõ nghĩa nhất là từ Hán Việt thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa xem có đúng với ý định muốn viết của mình không rồi mới viết vào bài

Còn đối với nhà biên tập khi gặp lỗi này thì cũng không thể tuỳ tiện sử được mà phải dựa vào từ điển nếu thấy sai thì có thể thay bằng từ khác nhưng phải chú ý đến sắc thái nghĩa phải tương ứng

Đối với trường hợp dùng từ chuyển nghĩa thì tác giả nên có dấu hiệu hình thức để cho người đọc dễ nhận biết. Đó là dấu ngoặc kép

Khắc phục lỗi dùng từ sai kết hợp thì người viết và nhà biên tập phải đọc lại nhiều lần nếu thấy kết hợp là không thuận tai thì phải kiểm tra lại và sửa lại sao cho thuận tai, và phù hợp với cách nói cách diễn đạt của người Việt

Dùng từ sai phong cách: Khi viết tác giả phải nắm vững phong cách mình đang viết là phong cách báo chí nên tránh dùng các từ thuộc phong cách khẩu ngữ và phải sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với văn cảnh.

Còn nhà biên tập thì phải căn cứ vào phong cách chức năng của bài, văn cảnh xuất hiện từ đó trongg tờ báo đó để sửa.

Lỗi lặp từ, thừa từ: Đối với lỗi này thì người viết hoặc người biên tập phải đọc lại nhiều lần sau khi phát hiện lỗi thì phải bỏ những từ thừa. Còn đối với các từ lặp thì có thể bỏ nếu được, nếu không ta có thể thay thế bằng cách gọi khác đồng sở chỉ hoặc bằng đại từ

Đối với lỗi thiếu từ: để phát hiện lỗi này không khó vì có những cụm từ và những cụm từ và những từ nhất thiết nó phải đi với một số hư từ hay một bộ phận nào đó kèm theo. Đọc lên khi thiếu ta sẽ dễ phát hiện ra. Vì thế nhà biên tập chỉ cần phát hiện ra thiếu gì rồi điền thêm vào Còn việc dùng từ địa phương: Không nên dùng từ địa phương trong bài còn nếu muốn dùng để tăng sắc thái

nghĩa địa phương thì người viết nên mở ngoặc kép ra từ đó ở tiếng toàn dân là gì

Hiện tượng tạo các kết hợp từ mới có kết hợp chấp nhận được thì nên để còn kết hợp nào phi lý không phù hợp với tiếng Việt thì phải bỏ

Ngoài ra ta cũng có thể lấy ý kiến của bạn đọc về vấn đề này và từ đó rút kinh nghiệm để sữa chữa. Đưa ra các câu hỏi để trưng cầu ý kiến như bạn có thấy dễ hiểu khi đọc các bài viết không và nếu khó hiểu thì ở chỗ nào ở bài nào.

Tài liệu tham khảo

1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng TrọngPhiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2003.

2. Đức Dũng, Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá-Thông tin, 2000 -Thông tin, 2000

3. Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại,Nxb Đai học Quốc gia Hà Nội, 2001. Nxb Đai học Quốc gia Hà Nội, 2001.

4. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt,Nxb Giáo Dục, 2002 Nxb Giáo Dục, 2002

5.Lê Thị Hồng Nhung, Khảo sát cách sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trên báo Hoa học trò, Khoá luận tốt nghiệp, 2005

6. Phạm Thị Hồng Vân, Khảo sát lỗi ngôn ngữ trênbáo Hà Nội mới, Khoá luận tốt nghiệp, 2005. báo Hà Nội mới, Khoá luận tốt nghiệp, 2005.

7. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,2003 2003

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ báo chí chuẩn mực NNBC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w