Thị trường cổ phiếu:

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế: Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam (Trang 25 - 30)

Những biến động bất thường của chỉ số giá chứng khoán VN Index trong giai đoạn 2006-2009 chính là dấu hiệu ban đầu của khủng hoảng thị trường chứng khoán và tiếp sau đó là khủng hoảng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

- Thị trường trái phiếu chính phủ

Lãi suất trái phiếu chính phủ và chỉ số CDS 5 năm tăng mạnh trong năm 2008 và 2011 thể hiện những bất ổn và sự mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Việt Nam.

4.1.3.3. Khu vực kinh tế vĩ mô

- Bối cảnh kinh tế vĩ mô có những biến động mạnh và rủi ro lớn trong giai đoạn 2008-2012, và ổn định dần từ năm 2013 trở lại đây.

- Nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức cao, có xu hướng gia tăng từ năm 2012 trở lại đây, là thách thức đối với ổn định tài khóa.

- Thị trường bất động sản trải qua giai đoạn bong bóng và vỡ năm 2007-2009, và ổn định hơn trong năm gần đây nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

4.2. PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 4.2.1. Phương pháp trọng số cân bằng 4.2.1. Phương pháp trọng số cân bằng

- Bước 1: Lựa chọn các chỉ số thành phần.

- Bước 2: Chuẩn hóa các chỉ số: Tác giả áp dụng phương pháp chuẩn hóa min-max,

mỗi chỉ số sẽ được chuyển đổi để nhận giá trị trong khoảng [0;1]

- Bước 3: Xác định trọng số của từng chỉ số thành phần

- Bước 4: Tổng hợp chỉ số FSI theo phương pháp trọng số cân bằng

Hình 4.13. Chỉ số ổn định tài chính FSI theo phương pháp trọng số cân bằng

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.2.2. Phương pháp phân tích thành tố chính PCA

- Bước 1: Lựa chọn các chỉ số thành phần

- Bước 2: Chuẩn hóa các chỉ số (theo phương pháp Normed Principal component analysis-Normed PCA)

- Bước 3: Tính toán các thành tố chính theo phương pháp PCA (Principal

component analysis – PCA)

Hình 4.14. Chỉ số ổn định tài chính FSI theo phương pháp PCA

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.2.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp

Để kiểm định xem phương pháp tổng hợp theo trọng số cân bằng hay phương pháp PCA phù hợp hơn, tác giả thực hiện kiểm tra lỗi loại I (type I Errors) và lỗi loại II (type II Errors), trong đó lỗi loại I là sai số trong đó phương pháp thất bại trong việc nhận diện giai đoạn hay mốc khủng hoảng, lỗi loại II là sai số trong đó phương pháp dự báo nhầm giai đoạn khủng hoảng. Phương pháp tính lỗi này được áp dụng trong điều kiện không có giá trị ngưỡng rõ ràng, khi đó ngưỡng sử dụng là giá trị trung vị trừ một độ lệch chuẩn (S.D) và

0,46 0,60 0,60 0,47 0,40 0,51 0,54 0,53 0,55 0,54 0,64 0,62 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 -0,58 0,11 -0,16 -0,47 -0,01 0,06 0,25 0,16 0,21 0,28 0,15 -0,70 -0,60 -0,50 -0,40 -0,30 -0,20 -0,10 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

đây là phương pháp được sử dụng theo gợi ý của Eichengreen, Rose và Wyplosz (1996), Illing và Liu (2003) áp dụng cho NHTW Canada.

Bảng 4.8. Lỗi loại I và lỗi loại II theo phương pháp bình quân và PCA (%)

Lỗi loại I Lỗi loại II Phương pháp bình quân gia quyền 50 0 Phương pháp phân tích thành phần chính PCA 0 11

Nguồn: Tính toán của tác giả

Như vậy, cả hai phương pháp này đều có khả năng nhận diện được những dấu mốc căng thẳng, khủng hoảng của hệ thống tài chính, nhưng phương pháp PCA có lỗi loại I thấp hơn và vì thế, đây là phương pháp tác giả khuyến nghị cơ quan quản lý nên nghiên cứu để áp dụng.

4.3. Một số khuyến nghị thực hiện hiệu quả bộ chỉ số đo lường mức độ ổn định hệ thống tài chính Việt Nam được đề xuất thống tài chính Việt Nam được đề xuất

4.3.1. Thiết lập khuôn khổ chính sách ổn định tài chính

4.3.1.1. Thiết lập khung chính sách ổn định tài chính

4.3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho chính sách ổn định tài chính

Thứ nhất, bổ sung chức năng ổn định tài chính cho NHNN

Thứ hai, thành lập hội đồng ổn định tài chính.

Thứ ba, ban hành quy định về giám sát các tổ chức tài chính quan trọng trong hệ

thống (SIFIs)

Thứ tư, ban hành quy định giám sát hệ thống ngân hàng ngầm

4.3.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin

4.3.3. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các Bộ, các đơn vị trong NHNN 4.3.4. Nâng cao nhận thức về kinh tế - tài chính cho công chúng 4.3.4. Nâng cao nhận thức về kinh tế - tài chính cho công chúng

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, trên cơ sở những hạn chế của công tác đo lường ổn định hệ thống tài chính Việt Nam là chưa có bộ chỉ số chính thức, nghiên cứu sinh đã đề xuất bộ chỉ số giúp xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam với 22 chỉ tiêu, tập trung vào ba lĩnh vực: hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và khu vực kinh tế vĩ mô. Luận án thực hiện thu thập số liệu và áp dụng bộ chỉ số để đo lường ổn định hệ thống tài chính trong giai đoạn từ 2008-2018 và nhận thấy rằng giai đoạn có nhiều bất ổn của hệ thống là từ 2008-2011.

Dựa trên bộ chỉ số, luận án thực hiện xây dựng chỉ số ổn định tài chính tổng hợp theo hai phương pháp: trọng số cân bằng và phân tích thành phần chính PCA và cũng giúp nhận diện được giai đoạn bất ổn của hệ thống tài chính Việt Nam là 2008-2011. Ngoài đề xuất bộ chỉ số và chỉ số ổn định tổng hợp, luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đo lường ổn định tài chính nói chung và bộ chỉ số nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài: “Thiết lập bộ chỉ số

xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam” là thực sự cần thiết và luận

án đã đạt được một số kết quả chính như sau:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ổn định tài chính và quy trình

thiết lập bộ chỉ số đo lường ổn định hệ thống tài chính.

Thứ hai, nghiên cứu sinh cũng tìm hiểu kinh nghiệm đo lường cũng như sử dụng

các bộ chỉ số tại bốn quốc gia là Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia. Mỗi quốc gia có cách thức đo lường ổn định tài chính riêng, có thể là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trước khi chính thức thiết lập khuôn khổ chính sách ổn định tài chính và theo đuổi mục tiêu ổn định hệ thống tài chính.

Thứ ba, luận án đã thực hiện phân tích đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam và

thực trạng triển khai công tác đo lường ổn định tài chính của Việt Nam hiện nay, những rủi ro mà hệ thống phải đối mặt trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về những thành công và hạn chế của hoạt động đo lường ổn định tài chính.

Thứ tư, nghiên cứu sinh đề xuất bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài

chính Việt Nam với 22 chỉ số cơ bản, tập trung vào ba khu vực: hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và khu vực kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở bộ chỉ số, nghiên cứu sinh thực hiện xây dựng chỉ số tổng hợp theo hai phương pháp: trọng số cân bằng và phân tích thành phần chính PCA và gợi ý nên áp dụng phương pháp PCAvì có lỗi loại I thấp hơn. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đo lường ổn định hệ thống tài chính như: (i) thiết lập khung chính sách ổn định tài chính; (ii) xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin; (iii) tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và (iv) nâng cao nhận thức về kinh tế - tài chính cho công chúng.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

A. Bài báo khoa học

1. Vũ Hải Yến, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Lâm Anh, 2019,

The threshold effects of Government’s external debt on economics in emerging countries,

Beyond Traditional Probabilistic Method in Economics, Studies in Computational Intelligence, Vol 809, pp. 440-451, Springer 2019 (SCOPUS Q4)

2. Vũ Hải Yến, 2018, Kinh nghiệm đo lường ổn định tài chính tại các quốc gia mới nổi và

bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 197, trang 59-73.

3. Nguyễn Thị Thu Trang, Vũ Hải Yến, 2018, Đo lường rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

– Yêu cầu của Basel và khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 14, trang 15-22.

4. Vũ Hải Yến, 2018, Đo lường ổn định tài chính các quốc gia - Kinh nghiệm quốc tế và

bài học cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 13, trang 49-56.

5. Vũ Hải Yến, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Lâm Anh, 2018,

Xác định ngưỡng nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 109, trang 97-112.

6. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, 2018, A Framework for Macro Stress-Testing the Credit Risk of Commercial Banks: The Case of

Vietnam, Asian Social Science, Vol.14, No.2, pp.1-11.

7. Vũ Hải Yến, Trần Thanh Ngân, 2016, Đánh giá hiệu quả chính sách an toàn vĩ mô tại

Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 20, trang 2-10.

8. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, 2016, Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 19, trang 23-30.

9. Nguyễn Thanh Nhàn, Vũ Hải Yến, Vũ Ngọc Hương, 2016, Impact of Monetary policy

on Asset markets: The case of Vietnam, Review of Business and Economics Studies, Vol

4, No 3, pp. 39-52, Financial University, Moscow.

10. Vũ Hải Yến, 2015, Áp dụng nguyên tắc Taylor tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 19, trang 48-56.

11. Nguyễn Thanh Nhàn, Vũ Hải Yến, Vũ Ngọc Hương, 2014, Lựa chọn lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ - Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm các nước, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 150, trang 69-76.

B. Đề tài nghiên cứu khoa học

1. Nguyễn Quỳnh Thơ, 2019, Xây dựng chỉ số ổn định tài chính tổng hợp cho Việt Nam:

Kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, thư

2. Nguyễn Thị Thu Trang, 2019, Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo chuẩn

mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, thành viên.

3. Vũ Hải Yến, 2017, Xác định ngưỡng nợ bền vững cho các quốc gia mới nổi – Kinh

nghiệm thế giới và gợi ý cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải Nhất cấp Bộ

năm 2018, chủ nhiệm.

4. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, 2016, Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín

dụng của hệ thống ngân hàng dưới sự biến động của các yếu tố vĩ mô, đề tài nghiên cứu

khoa học đạt giải Nhì cấp Bộ năm 2018, đồng chủ nhiệm.

5. Nguyễn Thanh Nhàn, 2015, Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác định lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, thành viên.

6. Đỗ Thị Kim Hảo, 2010, Thực tế xây dựng và vận hành hệ thống giám sát tài chính – Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành (nhánh cấp Nhà nước), thành viên.

7. Hà Thị Sáu, 2009, Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, thành viên.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế: Thiết lập bộ chỉ số xác định mức độ ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)