Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ áp dụng các biện pháp dự phòng đợt cấp (n= 30) Nhận xét: Để dự phòng đợt cấp 13/30 bệnh nhân áp dụng việc tuân thủ các chỉ định điều trị thuốc từ bác sĩ, 7/30 bệnh nhân duy trì tập các bài tập phục hồi chức năng hô hấp, tiêm vaccine phòng cúm và phòng phế cầu chiếm tỉ lệ thấp lần lượt là 6,7% và 3,3%.
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu trên 30 bệnh nhân, chúng tôi thu được một số kết quả về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa đợt cấp bệnh nhân BPTNMT như sau:
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi và giới
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi gồm 30 người, trong đó bệnh nhân nam giới chiếm tỉ lệ phần lớn với 73,3%, bệnh nhân nữ chiếm 26,7%. Tỉ lệ nam so với nữ là 2,75/1. Như vậy tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỉ lệ nam nhiều hơn so với nữ tuy nhiên có sự khác biệt so với nghiên cứu đã thực hiện trước đấy. Trong nghiên cứu của Phan Thị Hạnh thực hiện trên 60 bệnh nhân có đợt cấp COPD (2012), tỉ lệ nam so với nữ là 19/1. Có sự khác biệt trên theo chúng tôi là do trước đây tỉ lệ nữ giới hút thuốc lá trực tiếp cũng như hút thuốc lá thụ động thấp. Hiện nay số lượng nữ giới hút thuốc lá trực tiếp hoặc thụ động tăng thêm kèm theo các yếu tố thay đổi về ô nhiễm môi trường sống, làm việc tăng khiến tỉ lệ nữ giới mắc COPD cũng tăng lên.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi. Tuổi trung bình là 69,6 ± 9,76 tuổi. Bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 60 trở lên (chiếm 90%), nhóm từ 50-59 (chiếm 7%), tuổi từ 40-49 (chiếm 3%). Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong dân cư Bắc Giang của Phan Thu Phương (2009), yếu tố nguy cơ gây BPTNMT là ≥ 60 tuổi [9].
4.1.2. Tiền sử và tình trạng hút thuốc lá hiện tại
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 70% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá trong đó 16/30 bệnh nhân hút thuốc lá trên 20 bao- năm, 10% hút
thuốc lá từ 10 đến 20 bao- năm. Theo nghiên cứu của Trần Thị Bích Đào (2016), 74,3% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá [10]. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Khói thuốc lá gây hiện tượng viêm nhiễm ở các đường dẫn khí ở trong phổi. Nếu ngừng hút thuốc lá sớm, các thay đổi này sẽ hầu như biến mất. Nhưng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ để lại trên phổi những tổn thương không thể hồi phục như đường dẫn khí bị hẹp do co thắt, viêm phù mề dẫn đến giới hạn luồng thông khí, mất tính đàn hồi phế nang gây khí phế thũng. Sự tắc nghẽn thông khí ở phổi sẽ tiến triển ngày càng nặng nề nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc lá. Ở nhứng bệnh nhân hút thuốc lá, sự sút giảm nay diễn ra nhanh gấp 2-3 lần so với người bình thường. Vì vậy có thế thấy thuốc lá là căn nguyên gây bệnh cũng như là yếu tố làm tăng nặng thêm tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Việc bỏ thuốc lá là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 60% (18 bệnh nhân) đã bỏ hút thuốc lá, 10% (3 bệnh nhân) tiếp tục hút thuốc lá ngay cả khi đã phát hiện ra bệnh.