Giải trình tự bằng máy tự động

Một phần của tài liệu CÁC kỹ THUẬT SINH học PHÂN tử xác ĐỊNH các đột BIẾN GEN (Trang 25 - 27)

4. GIẢI TRÌNH TỰ GEN (DNA SEQUENCING)

4.2.2. Giải trình tự bằng máy tự động

Máy giải trình tự gen tự động hoàn toàn được thiết kế trên nguyên tắc sử dụng ddNTP do F. Sanger và cộng sự phát minh. Với các máy thế hệ mới sau này, người ta dùng 4 màu huỳnh quang khác nhau để đánh dấu 4 loại ddNTP. Nhờ vậy phản ứng giải trình tự có thể thực hiện trong một ống nghiệm và chỉ cần điện di trên một hàng mà không phải trên 4 hàng khác nhau như trước đây, hệ thống điện di thường là điện di mao quản. Mỗi khi có một vạch điện di đi qua, phân tử ddNTP cuối cùng ở đầu 3’ của đoạn DNA sẽ phát ra một màu huỳnh quang tương ứng, máy sẽ ghi nhận màu sắc này và chuyển về máy tính phân tích. Dựa vào màu huỳnh quang mà máy nhận diện được là nucleotid nào, từ đó biết được trình tự của DNA đích.

Hình 8. Hình ảnh giải trình tự gen dystrophin

Do các ứng dụng cực kỳ to lớn và kỳ diệu trong mọi lĩnh vực, PCR đã thật sự làm được một cuộc đại cách mạng trong sinh học phân tử trong thời

điểm hiện nay. Với kỹ thuật và công nghệ ngày càng tiến bộ, các thuốc thử ngày càng rẻ hơn và tốt hơn, giá máy chu kỳ nhiệt ngày càng hạ và đặc biệt là việc sử dụng hệ thống nội tại chống ngoại nhiễm, thử nghiệm PCR không còn là một thử nghiệm quá cao cấp chỉ thực hiện được tại các phòng thí nghiệm hiện đại. Có thể nói PCR hiện nay hoàn toàn có thể triển khai tại các phòng thí nghiệm trung bình tại các nước đang phát triển như chúng ta.

1. Radic CP, Rossetti LC, Larripa IB, De Brasi CD. (2005). Genotyping the hemophilia inversion hotspot by use of inverse PCR. Clin Chem, 51, 154- 158.

2. Tạ Thành Văn (2010). PCR và một số kỹ thuật sinh học phân tử, Nhà xuất bản y học: 28-119

3. Khất Hữu Thanh (2006), “Một số phương pháp cơ bản sử dụng trong kỹ thuật gen”, Cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật gen, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 137-64.

4. Phạm Hùng Vân (2009), “PCR và dấu vân tay DNA”, PCR và real-time PCA-Các vấn đề cơ bản và các áp dụng thường gặp, Nhà xuất bản Y học Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 70-80.

5. Khuất Hữu Thanh (2006), “ Nguyên lý kỹ thuật gen”, Kỹ thuật gen - Nguyên lý và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 102-53. 6. Dương bá Trực, Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự: Áp dụng kỹ thuật

ARMS-PCR trong chẩn đoán trước và sau sinh bệnh beta-thalassemia tại bệnh viện nhi Trung Ương.

7. Domenech M, Tizzano EF, Baiget M. (1995). Inversion of intron 22 in isolated cases of severe hemophilia A. Thromb. Haemost, 73(6-9).

Một phần của tài liệu CÁC kỹ THUẬT SINH học PHÂN tử xác ĐỊNH các đột BIẾN GEN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w