Hát Páo dung:

Một phần của tài liệu văn hoá dân tộc dao tiền (Trang 25 - 28)

Đây là một dịp khá đặc biệt trong năm, thường tổ chức vào tháng giêng và tháng 8 âm lịch. Đây là một cơ hội để các chàng trai và cô gái tìm hiểu, yêu nhau rồi tiến hành đám cưới. Nếu chưa hợp nhau thì chàng trai và cô gái sẽ hẹn nhau vào mùa hát sau.

Ví dụ: Chàng trai hát: Thấy bông hoa nở bên bờ kia/Muốn sang hái mà không có thuyền. Cô gái đáp: Anh muốn ngắt đừng lo anh ạ / Hái lá làm thuyền bơi sang lấy.

Đối với người Dao Tiền ở Tuyên Quang ngoài hát Páo dung còn hát những làn điệu Páo dung đề cao tinh thần lao động sáng tạo, đạo đức, lẽ sống.

Tín ngưỡng, tôn giáo: a. Tín ngưỡng

Đồng bào tin rằng mọi vật đều có linh hồn “hòn”. Khi chết thành ma “miến”. Người ta chia làm 2 loại : ma lành, ma dữ. Ma lành là ma, thần thánh giáng phúc, bảo vệ cuộc sống con người. Ma dữ là những loại ma sông, ma suối,… gây hại cho người và động vật. Đồng bào tin rằng người ta có 12 hồn hoặc 3 hồn 7 vía. Hồn ở đầu là đào vần, ở mắt: ngạo vần, mũi : pi vần, tai: nhị vần, miệng: hấu vần, ngực: hiốc vần, bụng: tủ vần,… Mỗi nhóm Dao lại có quan niệm riêng về hồn chính khác nhau.

b. Tôn giáo

Người Dao có nhiều tàn dư của tôn giáo nguyên thủy, được biết đến với: tô tem giáo, bái vật giáo, sa man giáo, ma thuật giáo.

Tô tem giáo: Niềm tin vào mối liên hệ giữa một nhóm người với một loài động vật, cây cỏ, hiện tượng. Người Dao nhận Bà Vương là thủy tổ - một con Long Khuyển.

Thứ hai, bái vật giáo là tín ngưỡng thờ cúng, người ta tin vào những thuộc tính siêu nhiên của những vật chất. Người Dao có hệ thống tranh thờ, họ coi như các vị thần trong nhà.

Thứ ba, sa man giáo, quan niệm một người nào đó có khả năng đặc biệt giao tiếp với thần linh. Và người Dao rất coi trọng thầy cúng.

Một phần của tài liệu văn hoá dân tộc dao tiền (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(44 trang)