Chỉ có 36,5% bệnh nhân trong nghiên cứu từng bỏ thuốc. 63,5% bệnh nhân còn lại chưa từng bỏ thuốc. Hơn nữa, trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 73,1% bệnh nhân trong nghiên cứu có người trong gia đình có người hút thuốc lá. Điều này giải thích phần nào lý do chỉ có số ít bệnh nhân từng bỏ thuốc. Khi có thành viên trong gia đình cùng hút thuốc, tỷ lệ bỏ thuốc thành công khó khăn hơn.
Đa số bệnh nhân (65,4%)bệnh nhân sử dụng cả hai loại thuốc lá và thuôc lào. Điều này phù hợp với kết quả về phân bố địa dư và nghề nghiệp trong nghiên cứu, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu ở khu vực nông thôn với hai nhóm nghề nghiệp chính là hưu trí và nông dân, với mức thu nhập trung bình không cao. Nghiên cứu của Jindal, ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng các loại thuốc lá chính là thầu (dạng lăn ra khỏi thuốc lá) (69,3%) và thuốc lá (26,65%) [45].
Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình từ: 18,3 + 1,5 tuổi. Tuổi hút sớm nhất là 15 tuổi, tuổi hút muộn nhất là 23 tuổi. Kết quả này phù hợp phân bố về trình độ học vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có đến 19,2 % bệnh nhân trong nghiên cứu có trình độ học vấn trung học cơ sở và 44,2% bệnh nhân trong nghiên cứu có mức học vấn trung học phổ thông. Có thể lý giải phần nào kết quả này khi xem xét lứa tuổi trung học phổ thông và trung học cơ sở còn có mức hiểu biết hạn chế về tác hại của thuốc lá, hơn nữa, đây là những lứa tuổi đang phát triển và hoàn thiên nhân cách, tâm lí khẳng định mình, do đó dễ sử dụng thuốc lá như một hình thức khẳng định sự trưởng thành. Trong những năm gần đây, nước ta đã phát hành các tuyên truyền rộng khắp về tác hại của thuốc lá và luật cấm hút thuốc cũng như sự hỗ trợ của các trung tâm cai thuốc lá, đặc biết với lứa tuổi học đường. Nỗ lực này đang dần góp phần hạn chế sự trẻ hóa của các đối tượng tiêu thụ thuốc lá. Hơn nữa, còn giúp các đối tượng hút thuốc trẻ có động lực bỏ thuốc sớm, khi thời gian hút còn chưa dài.
14,8 năm. Bệnh nhân hút ngắn nhất là 2 năm, bệnh nhân hút lâu nhất là 55 năm. Số bao năm trung bình là 14,1 + 9,6 bao- năm, với bệnh nhân hút ít nhất 1 bao năm và hút nhiều nhất 42 bao năm. Điều này phù hợp do trong nghiên cứu, tuổi bắt đầu hút thuốc khá sớm, trình độ học vấn còn thấp và nghề nghiệp cũng như nơi ở còn nhiều hạn chế hiểu biết về tác hại của thuốc lá, dẫn đến thời gian hút trung bình và số bao năm tăng. Đây thật sự là gánh nặng về kinh tế cũng như súc khỏe lâu dài không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn cho cả cộng đồng khi những hậu quả mạn tính của thuốc lá xuất hiện như: vấn đề tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…
4.3. Kiến thức về tác hại của thuốc lá
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một thực tế rằng: 100% bệnh nhân trong nghiên cứu đều biết rằng trong khói thuốc có các chất hóa học độc hại, cũng như đều biết rằng hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động đều có thể gây ra các vấn đề bệnh lý và hút thuốc cũng ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và trẻ em. Cũng như tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều đồng ý rằng bỏ hút thuốc đem lại lợi ích về phòng tránh các bệnh lý hô hấp, 25% số bệnh nhân cho rằng bỏ hút thuốc sẽ giúp giảm độc trong máu và 11,5% cho rằng bỏ thuốc lá sẽ giúp làm sạch môi trường.
Tuy nhiên hiểu biết về các bệnh lý có thể gây ra bởi hút thuốc chủ động và thụ động lại không giống nhau.
Hầu như các bệnh nhân trong nghiên cứu đều cho rằng hút thuốc lá gây ra các bệnh lý hô hấp là chính đặc biệt là hút thuốc chủ động. Với hút thuốc chủ động, 100% bệnh nhân trong nghiên cứu cho rằng hút thuốc chủ động có thể gây ra viêm mũi xoang, 92,3% bệnh nhân cho rằng hút thuốc có thể gây ra viêm phổi. Tỷ lệ này với ung thư phổi và COPD tương ứng là: 57,7% và 32,7%. Với hút thuốc thụ động, 100% bệnh nhân trong nghiên cứu cho rằng hút thuốc thụ động có thể gây ra viêm mũi xoang. 32,7% bệnh nhân cho rằng có
thể gây ra viêm phổi. Tỷ lệ này với ung thư phổi và COPD tương ứng là: 3,8% và 1,9%. Hầu như rất ít bệnh nhân cho rằng hút thuốc có thể gây ra các bệnh lý khác như bệnh lý tim mạch, bệnh lý chuyển hóa hay các cơ quan khác.
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hút thuốc là nguyên nhân gây hại cho hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh: tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ [53]. Theo WHO, smocking gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, thực quản, thanh quản, miệng, cổ họng, thận, bàng quang, tuyến tụy, vv [27]. Trong những năm qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên quan giữa phơi nhiễm với khói thuốc lá môi trường và bệnh lý đặc biệt là bệnh lý hô hấp. Một số bằng chứng tương thích với mối liên quan giữa hút thuốc mẹ tích cực trong thai kỳ và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, và cả giữa phơi nhiễm với khói thuốc lá môi trường (chủ yếu là hút thuốc lá) và nguy cơ ung thư phổi [47]. Từ kết quả, chính phủ cần các biện pháp tích cực hơn trong phòng chống thuốc lá để giảm hình thức tỷ lệ hút thuốc làm giảm tỷ lệ hút thuốc thụ động ở người dân.
Với điều kiện hạn chế ở Việt Nam, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá thấp, dẫn đến tỷ lệ hút thuốc trong dân chúng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, nhận thức kém của người dân, thái độ của người hút thuốc không quan tâm đến mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, họ có thể hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc và ở những nơi công cộng. Để giảm tỷ lệ hút thuốc thụ động, giải pháp được đưa ra là chính phủ nên quản lý chặt chẽ việc cấm hút thuốc đối với người hút thuốc cũng như nâng cao nhận thức cho họ.