Chương IV Đề xuất một số giải pháp giúp tháo gỡ những tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những thành tựu kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1986 – nay (Trang 28 - 47)

tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam.

- Một số giải pháp về phát triển công nghiệp.

Như đã đề cập đến những hạn chế còn tồn đọng trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam. Nhóm em xin trình bày một số giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt khó khăn trong việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Giải pháp trước mắt và quan trọng nhất là đổi mới tư duy về ban hành chính sách. Trong thời gian tới, chúng ta cần đổi mới tư duy khi xây dựng chính sách, thay vì chủ quan tư duy theo hướng cũ là “đưa chính sách vào cuộc sống” (chính

sách được soạn thảo và ban hành theo ý chủ quan của các cơ quan quản lý) thì bây giờ phải làm ngược lại, là “đưa cuộc sống vào chính sách”, tức là, trên cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, phải xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống để ban hành những chính sách phù hợp. Các ưu đãi đề xuất cần phải được cân nhắc kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban hành, chính sách có thể triển khai thực hiện được.

Dưới đây là một số gợi ý về cơ chế, chính sách cần được triển khai nhằm đưa công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong 20 năm tới.

Công nghiệp nặng và hệ thống công nghiệp sản xuất là xương sống cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân không chỉ trong thời gian ngắn hạn mà còn cả một thời gian dài hạn. Một thực tế hiện hữu là công nghiệp nặng của nước ta hiện nay còn phát triển kém, khả năng sản xuất các phôi phục vụ quá trình chế tác thiết bị hiện đại chưa có, đồng thời khả năng sản xuất của nền công nghiệp chỉ chiếm 14% so với quy mô công nghiệp. Đồng nghĩa nước nhà còn trong tình trạng lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu các thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu từ nước ngoài. Đây là một khó khăn hiện hữu thực tế mà Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã nhận thức rõ rệt được. Vì thế, chúng ta cần có một chiến lược phát triển định hướng dài hạn trong đó lấy cơ sở của việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và công nghiệp sản xuất làm cơ sở công nghiệp hóa cho các ngành kinh tế quốc dân còn lại. Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào thị trường nguyên liệu và máy móc của nước ngoài, đưa nước ta vào nhóm những nước công nghiệp, sau đó là công nghiệp phát triển.

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, cần tập trung giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” của các sản phẩm chế biến, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các chính sách cần tập trung hỗ trợ các nhà sản xuất đổi mới công nghệ, định hướng phát triển vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao;

tiếp tục đưa các dự án cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế biến vào danh mục được hưởng ưu đãi của Chương trình cơ khí trọng điểm, nhưng cần có các chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả. Các hoạt động hỗ trợ khác, ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, còn rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng công nghiệp chế biến nói riêng có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới; kịp thời trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương mại.

Trong lĩnh vực đầu tư, không đầu tư dàn trải vào tất cả các ngành, các lĩnh vực; tập trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý. Có chính sách ưu tiên thu hút những nhà đầu tư chiến lược, những dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

Trong lĩnh vực thị trường, cần xác định phát triển thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng cho sự phát triển công nghiệp, cần kết hợp cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế, đặc biệt chú ý tới việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp hội nhập vững vàng.

Trong lĩnh vực liên kết ngành, cần phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế, khai thác mọi nguồn lực cho phát triển. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, liên kết giữa các ngành để khai thác tối đa lợi thế của nhau cùng phát triển.

Trong giai đoạn tới, cần tận dụng cơ hội các Hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) mang lại để hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng mới cho các ngành

chủ đạo. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết được các FTAs với nhiều đối tác quan trọng như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN… Việt Nam cần nghiên cứu, rà soát lại chuỗi giá trị của một số ngành quan trọng để tận dụng cơ hội từ các FTAs mang lại hình thành nên các chuỗi giá trị mới, tăng giá trị tạo ra trong nước và cơ hội xuất khẩu. Điều chỉnh lại chiến lược thu hút FDI một cách có chiến lược, có chọn lọc hơn, hướng vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhằm tăng tỷ trọng FDI trong công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế giám sát, hỗ trợ hậu đầu tư để kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, tăng chất lượng, hiệu quả của các dự án FDI. Xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình hỗ trợ, đào tạo về kỹ năng quản lý sản xuất, chương trình bác sĩ doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Học hỏi công nghệ, trình độ kỹ thuật từ các nước tiên tiến thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nói chung và công nghiệp nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực khoa học và công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, để phát triển, các nước đi sau phải đổi mới toàn diện, sâu sắc cả nhận thức tư duy lẫn lý thuyết và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia. Xu hướng tác động này sẽ loại trừ tức thời hoặc dần dần những công nghệ có trình độ thấp. Đó là xu hướng phát triển kinh tế chung của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn tới. Việt Nam cần phải nhanh chóng đổi mới, và đổi mới một cách toàn diện nhanh chóng hơn nữa để có thể bắt kịp các quốc gia phát triển trên thế giới.

Hơn 30 năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trở thành đất nước xuất khẩu với nhiều ngành đứng đầu trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản, … Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, chúng ta luôn đứng trước các thử thách: “được mùa mất giá, mất mùa được giá”; trồng - chặt ”.... Nhiều nông sản tăng sản lượng hàng năm, song gần như không tăng lợi nhuận cho người nông dân. Nguyên nhân chính là chúng ta đã không tạo dựng, làm chủ được công đoạn chế biến và xây dựng thương hiệu quốc gia. và để làm được điều này cũng như trong thời gian tới, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ phải chủ yếu dựa vào chính sách, phát triển Doanh nghiệp và Khoa học công nghệ, trong đó phát triển doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Vấn đề thứ nhất, nằm ở Chuỗi giá trị nông sản là chuỗi các hoạt động trong nông nghiệp, trong đó sản phẩm đi qua các hệ thống khác nhau, mà mỗi hệ thống đó lại tạo ra một giá trị gia tăng vào trong sản phẩm. Chuỗi giá trị nông sản ở nước ta được hiệu gồm 3 bộ phận: sản xuất; thu mua, sơ chế, bảo quản; thương mại, tiêu thụ. Trong đó công đoạn sản xuất có lợi nhuận thấp nhất và tiêu thụ có lợi nhuận cao nhất. Do đó các doanh nghiệp trong nước hiện nay thường đầu tư vào khâu thu mua để thương mại. Trong đó người nông dân hưởng lợi ít nhất trong chính chuỗi giá trị đó. Trong sản xuất lúa gạo, việc sản xuất nhỏ, nhiều giống, thương lái thu mua nhỏ không có điều kiện phân loại giống làm cho chất lượng gạo không đồng đều, không thể xây dựng thương hiệu, ngoài tên gọi chung “Gạo trắng VN”. Trong sản xuất cà phê, nông dân thậm chí còn chịu thiệt thòi hơn. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng công nghiệp chế biến và bảo quản chưa được đầu tư.

Vấn đề thứ hai quan trọng không kém đó là vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ. Thứ nhất là trong công đoạn sản xuất với việc chọn tạo giống cây trồng. Trong đó, các công nghệ cần ưu tiên áp dụng là công nghệ gen và công nghệ tế bào. Tiếp theo là vấn đề phân bón (Chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu giá thành). Do vậy, để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào các công đoạn sản xuất chiếm chi phí cao này bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón công nghệ cao; khai thác hiệu quả lượng phế phụ phẩm. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề như quản lý cây trồng tổng hợp; chuyển đổi hệ thống canh tác; cơ giới hóa canh tác (việc sản xuất hàng hóa qui mô lớn đòi hỏi phải tích tụ ruộng đất theo chủ trương “Hộ nhỏ - Cánh đồng lớn” để tăng khả năng cơ giới hóa.

Thứ hai là trong công đoạn bảo quản, chế biến. Có thể nói, với phần lớn sản phẩm nông nghiệp chưa được bảo quản chế biến một cách khoa học nên tổn thất rất cao cả về số lượng (11-13% với lúa, 13-15% với ngô, 25-30% với rau) và về chất lượng (nhiễm aflatoxin, mốc, mọt...). Trong cà phê, khâu chế biến, bảo quản đều rất kém, tỉ lệ lỗi cao, tiêu chuẩn thấp. Tỉ lệ cà phê chế biến sâu quá thấp, chưa đạt 10%, trong khi giá trị gia tăng phần lớn nằm ở công đoạn này. Với các cây trồng khác cũng có tình trạng tương tự.

Thứ ba là trong công đoạn thương mại sản phẩm. VN là nước xuất khẩu nhiều loại nông sản có độ mở thị trường rất cao: Cà phê, hồ tiêu trên 90%; Lúa gạo xấp xỉ 25%, các mặt hàng khác như cao su, hạt điều, chè, sắn cũng trên 50-60%.... Như vậy, về lý thuyết, VN phải là nước điều tiết hoặc tham gia điều tiết giá thị trường. Tuy nhiên, hầu hết nông sản xuất khẩu của VN lại không có thương hiệu, những sản phẩm có thương hiệu thì qui mô quá nhỏ. Do vậy, giá trị gia tăng nhờ thương hiệu chúng ta không có.

Như vậy giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết vấn đề giá nông sản được đề xuất như sau:

Trước hết là giải pháp về thị trường. Cụ thể cần thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Do vậy, Chính phủ hỗ trợ xác định thị trường chiến lược cho cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể.

Nhằm tránh rủi ro do giá xuống thấp khi vào vụ thu hoạch, nhà nước nên tổ chức thu gom nông sản và khi giá lên đến mức có lợi cho người dân thì tổ chức đấu giá, thậm chí cả đấu giá xuất khẩu. Thái Lan hiện đang thực hiện thu mua lúa cho nông dân và tổ chức đấu thầu bán lại cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Mỗi nước khi tham gia thị trường đều phải xây dựng được thương hiệu của từng sản phẩm để bảo hộ và nâng cao giá trị gia tăng. Chúng ta đã và đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm đặc sản, bản địa. Tuy nhiên qui mô sản xuất các sản phẩm này lại quá nhỏ bé. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN, Hiệp hội xây dựng thương hiệu thông qua: a) Qui hoạch và xây dựng vùng sản xuất; b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm hoặc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế; c) Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông; d) Huy động tối đa sự tham gia của các hãng vận tài để sử dụng và giới thiệu sản phẩm và; e) hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm.

Giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện nay rất đắn đo khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất mà họ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Chính vì vậy, họ không quan tâm đến toàn chuỗi sản xuất. Do vậy, nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực ... Tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp như mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tư thiết bị, máy móc cần có chính sách ưu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất. Khi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tư.

Giải pháp về hỗ trợ xây dựng Hiệp hội ngành hàng. Nông dân, thậm chí doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đều có qui mô nhỏ, vốn ít, do vậy khả năng vươn ra thị trường trực tiếp là khó khăn. Do vậy, nhà nước cần hỗ trợ để hình thành nhóm sở thích, Hiệp hội theo từng ngành hàng cụ thể. Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu phải là các hoạt động có điều kiện và cần có chế tài để giám sát doanh nghiệp. Hiện nay, chính chúng ta đang tự cạnh tranh nhau nên đã làm tổn hại uy tín quốc gia và gây tổn thất cho người sản xuất.

Trên đây là một số giải pháp mà nhóm em cho rằng nó sẽ mang lại lợi ích đối với việc bình ổn giá và đảm bảo quy mô và phương hướng phát triển nông nghiệp hiện nay. Hướng đến việc tập trung hóa và tập thể hóa (giản đơn) trong phát triển nông nghiệp để làm cho giá cả nông sản không còn bị thao túng bởi các thương lái nữa, dẫn đến việc hạn chế những mất mát cho người nông dân nước ta.

Để giảm áp lực nợ công, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ cần thực hiện nhiều giải pháp theo lộ trình cụ thể. Sau đây là một số giải pháp để kiểm soát tốt nợ công trong thời gian tới.

Giải pháp hạch toán nợ công theo chuẩn quốc tế để đảm bảo các chính sách liên quan đến nợ công thực tế hơn và mức độ nghiêm trọng của nợ công được xem xét một cách toàn diện hơn, đồng thời thiết lập cơ quan chuyên trách quản lý nợ công độc lập để theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về nợ công cũng như tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách trong những trường hợp cần thiết.

Giải pháp ban hành các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của nợ công, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của nợ công, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ; cải cách mạnh mẽ công tác quản lý đầu

Một phần của tài liệu Những thành tựu kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1986 – nay (Trang 28 - 47)