D. Đại hội thống nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Câu 20. Trong đường lối đổi mới đất nước (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
A. xã hội chủ nghĩa B. kinh tế thị trường.C. kinh tế tập trung. D. phân phối theo lao động. C. kinh tế tập trung. D. phân phối theo lao động.
--- HẾT ---
Đáp án.
1C 2A 3A 4A 5C 6C 7C 8B 9A 10C
Niên biểu so sánh các thời kỳ lịch sử 1930 -1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945.
Nội dung
Thời kỳ 1930-1931 Thời kỳ 1936-1939 Thời kỳ 1939 - 1945
Kẻ thù Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
Bọn phản động thuộc địa và tay sai.
Thực dân Pháp và phát xít Nhật
Nhiệm vụ
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Giải phóng dân tộc
Lực lượng
Chủ yếu là công- nông.
Đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội. Hình thức đấu tranh -Bí mật. -Biểu tình, mít tinh, khởi nghĩa vũ trang.
- Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Bí mật. -khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền. Mặt trận
Chưa đi vào hoạt động.
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương (3-1938).
Niên biểu các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Các mặt trận
Thời gian Những thắng lợi tiêu biểu
Quân sự
12/1946- >2/1947
Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 Tạo điều cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
10/1947-> 12/1947
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông
- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 giặc, cơ quan đầu não của ta được bảo toàn.
- Buộc giặc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
9/1950- >10/1950
Chiến dịch Biên giới thu-đông
-Tiêu diệt được hơn 8000 giặc, giải phóng biên giới Việt Trung, chọc thủng hành lang Đông- Tây, làm phá sản kế hoạch Rơve.
- Khai thông con đường liên lạc của ta với các nước chủ nghĩa xã hội. Quân dân ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính.
Đông-Xuân 1953-1954
- Các chiến dịch Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên.
- Làm bước đầu phá sản kế hoạch Nava; Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến
công quyết định vào Điện Biên Phủ.
3/1954- >5/1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ
-Tiêu diệt được 16200 tên địch. Kế hoạch Nava bị phá sản
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giặc Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Chính trị
11->19/2/1951 Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng diễn ra Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
Ngoại giao
1950 Các nước chủ nghĩa xã hội lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
21/7/1954
Thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevơ.
- Là văn kiện pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Đông Dương.
-Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
=>Đánh dấu cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi.
Niên biểu các chiến lược của Mĩ từ 1954 - 1975
Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh
Thời gian 1961 – 1965 1965 - 1968 1969 – 1973 Lực lượng tham chiến
Quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
Quân đội Mĩ là chủ yếu, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn
Quân Sài Gòn là chủ yếu
Âm mưu -Âm mưu cơ bản: dùng người Việt đánh người Việt.
Tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại quyền chủ động trên chiến trường... -Dùng người Việt đánh người Việt. Thủ đoạn - Dồn dân lập ấp chiến lược (coi là xương sống).
Mở các cuộc “tìm diệt”, “bình định” .
Đẩy mạnh bình định, ngăn chặn sự giúp đỡ của Liên xô, Trung Quốc.
Quy mô Chủ yếu ở Miền Nam
Mở rộng ra cả 2 miền Nam – Bắc
Thực hiện cả hai miền Nam Bắc và mở rộng toàn Đông Dương. Chiến thắng quân sự của ta - Chiến thắng Ấp Bắc - Đông xuân 1964 - 1965 -Chiến thắng Vạn Tường
-Cuộc tiến công chiến lược trong 2 mùa khô 1965 – 1966; 1966 – 1967.
-Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.
-Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.