Đánh giá hoạt động công chứng tại UBND Thành phố Kon Tum

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM (Trang 32 - 38)

5. Bố cục

3.2. Đánh giá hoạt động công chứng tại UBND Thành phố Kon Tum

a) Mặt tích cực

Các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội

thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng.

Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phương đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước

Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.

b) Mặt hạn chế

Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.

Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc

những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.

Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.

3.3. Một số kiến nghị giải giáp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động công chứng

Nhằm góp phần nâng cao hiệu của hoạt động công chứng và tiến tới hoàn thiện pháp luật công chứng, em xin đề xuất một số kiến nghị giải pháp như sau:

Thứ nhất: Trên thực tế, người dân nhiều khi không phân biệt được giữa công chứng và chứng thực, cho dù đây là những hành vi khác nhau. Kiến nghị sẽ phải sửa các luật trên, chuyển tất cả các hợp đồng giao dịch về cho công chứng làm để đảm bảo giao dịch đúng pháp luật và an toàn.

Thứ hai: Luật công chứng nên điều chỉnh cả công chứng và chứng thực. Như vậy, cũng phải đổi tên thành luật công chứng và chứng thực. UBND cấp xã, huyện chỉ làm nhiệm vụ chứng thực và Phòng Công chứng hay Văn phòng Công chứng chỉ làm nhiệm vụ công chứng, sang sân nhau coi như vi phạm. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài làm cả 2 nhiệm vụ chứng thực và công chứng.

Thứ ba: Phí công chứng để các bên tự thoả thuận theo cơ chế thị trường là hợp lý. Văn phòng có thể tự xây dựng biểu giá các khoản thu khác như thù lao công chứng, chi phí thực hiện công việc cụ thể .Hơn nữa, các văn phòng công chứng tư phải đầu tư rất nhiều chi phí như mở rộng hoặc thuê thêm địa điểm, nhân viên, thiết bị… Nếu bó cứng mức phí như các phòng công chứng nhà nước thì sẽ tạo sự cạnh tranh không bình đẳng. Vì các phòng công chứng nhà nước đã có quá nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng và ngân sách hỗ trợ. Hơn nữa tự chủ về phí chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn nhiều Sẽ không phải lo chuyện phí quá cao vì thị trường tự điều tiết, ai tính phí cao sẽ không có khách hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ cho dù nhà nước có cố gắng điều chỉnh đưa ra những quy định cứng về giá đến đâu cũng sẽ là không phù hợp và cuối cùng vẫn phải để thị trường tự điều tiết. Dịch vụ công chứng chỉ là một dịch vụ pháp lý thông thường hoàn toàn có thể tự điều tiết.

Thứ tư: Lệ phí công chứng thì phải minh bạch, các văn phòng công chứng (VPCC) tư phải được quản lý chặt chẽ về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện hành nghề và bảo đảm an ninh.

Thứ năm: Công chứng tư nên có dấu quốc huy và trên con dấu của phòng công chứng tư cần có mã số của công chứng viên để dễ truy trách nhiệm (Công chứng tư được mang dấu quốc huy xuất phát từ công chứng là loại dịch vụ công, nhân danh nhà nước).

Thứ sáu: Về mặt tổ chức, VPCC do một số công chứng viên thành lập, thì các thành viên thỏa thuận để cử một công chứng viên làm trưởng văn phòng (trưởng văn phòng là người đại diện về pháp luật của văn phòng), còn trong trường hợp VPCC do một thành viên thành lập thì công chứng viên đó là trưởng văn phòng.

Thứ bảy: Không có sự phân biệt nào về giá trị công chứng giữa hai loại hình phòng công chứng này. Công chứng viên là công chức Nhà nước hay công chứng viên không phải là công chức Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm như nhau đối với sản phẩm công chứng và người dân. Chính vì lẽ đó cần phải có sự tuyên truyền hơn nữa về hoạt động công chứng hiện nay.

Thứ tám: Hệ thống Materđể cập nhật các thông tin ngăn chặn liên quan về nhà, đất đang được thế chấp, cầm cố với các phòng công chứng. Bộ Tư pháp cần sớm ban hành quy trình liên kết mạng Master để tạo điều kiện thuận lợi cho công chứng tư hoạt động.

Thứ chín: Xã hội hoá dịch vụ công chứng là một bước tiến tích cực trong quá trình hội nhập. Làm được điều này cả ba đối tượng nhà nước, người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều có lợi. Tuy nhiên, để xã hội hoá dịch vụ này được hiệu quả theo tác giả cần có một khung pháp lý đầy đủ. Bộ Tư pháp cần tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo đầy đủ cho các luật sư và công chứng viên.

Thứ mười: Nên để các luật sư cung ứng dịch vụ pháp lý như hiện nay đồng thời vẫn có thể là công chứng viên nếu họ có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều này sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế và cho cả luật sư và các thân chủ. Chứng thực các giao dịch, giấy tờ chỉ là một trong những dịch vụ mà luật sư cung ứng cho khách hàng. Tách công chứng ra khỏi luật sư sẽ phá vỡ rất nhiều nguyên tắc tác nghiệp, như bảo mật thông tin, hạn chế trách nhiệm đại diện… và đặc biệt là không phù hợp với pháp luật. Chúng ta nên phân định rõ chức năng của mỗi nghề. Đối với những giao dịch về dân sự, kinh tế, các luật sư có thể chứng thực. Sự tự do ý chí của các bên trong sự thoả thuận. Khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên, thoả thuận đó có hiệu lực hay vô hiệu thì có Toà án mới là cơ quan có đủ chức năng tuyên thoả thuận đó có hiệu lực hay vô hiệu. Luật sư sẽ phải thận trọng khi xác nhận giấy tờ để tránh trường hợp một bên hoặc các bên cố tình làm giả, cố tình vi phạm. Tuy nhiên, là cơ quan cung ứng dịch vụ pháp lý, luật sư là một trong những nghề phải chịu nhiều rủi ro nghề nghiệp nhất. Rất nhiều vụ xuất phát từ công chứng sai đã dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng. Cũng giống như các ngành nghề khác, văn phòng công chứng phải đạt một số yêu cầu của luật pháp và họ cạnh tranh bằng uy tín. Nếu phát hiện sai phạm, họ sẽ lập tức bị tước giấy phép hoạt động và phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Cho ra đời mô hình này là một chủ trương đúng đắn và khi có công chứng tư, Nhà nước sẽ không phải tốn nhiều kinh phí, con người và cơ sở vật chất cho hoạt động công chứng. Các công chứng viên sẽ có trách nhiệm cao hơn rất nhiều, từ trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín, thương hiệu tới các quyền lợi kinh tế, uy tín và thương hiệu… Điều này sẽ tạo nên một bản lĩnh vững vàng hơn cho luật sư, công chứng viên. Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường với đầy đủ tất cả các điều kiện và yếu tố kinh tế hợp thành, trong đó các quan hệ giao dịch dân sự không ngừng phát triển. Nếu các giao dịch này không được quản lý của Nhà nước bằng cơ chế thích hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến những tranh chấp phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế. Nhà nước phải quản lý các giao dịch dân sự bằng pháp luật, đó là một đòi hỏi tất yếu của một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Tranh chấp trong các quan hệ giao dịch dân sự đang trở thành một hiện tượng phổ biến mà một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các giao dịch dân sự thiếu những bằng chứng xác thực rõ ràng và có giá trị pháp lý. Công chứng góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp nói trên. Tác giả cho rằng, nhu cầu pháp luật hóa các giao dịch dân sự rất bức thiết, nói cách khác, nhu cầu về công chứng sẽ ngày càng tăng trong xã hội, nhất là trên địa bàn các thành phố lớn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, phân tích điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay, em đi đến kết luận: Xác định lại khái niệm công chứng; đưa ra mô hình bộ máy công chứng phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay và phù hợp với thông lệ quốc tế về công chứng. Xác định nội dung hoạt động theo hướng đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quan công chứng; ban hành quy chế hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Đây là những yêu cầu thiết thực nhằm đáp ứng với tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);

– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2015);

– Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015);

– Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);

ThukyLuat.vn

Các bài viết phần Hỏi – Đáp công ty Luật Các Website tham khảo:

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/to-chuc-va-hoat-dong-cong-chung-nha- nuoc-o-nuoc-ta-hien-nay-217114.html https://tailieu.vn/doc/de-tai-hoat-dong-cong-chung-cua-nhan-dan-dia-phuong- thuc-trang-va-giai-phap--274172.html https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan-Luat-cong-chung---Tam- quan-trong-cua-hoat-dong-cong-chung-chung-thuc-o-nuoc-ta-hien-nay-9152/ http://congchung6.gov.vn/vi/service/trinh-tu-thu-tuc-cong-chung-c155,8.aspx http://www.zun.vn/tai-lieu/quyen-nghia-vu-cua-nguoi-yeu-cau-cong-chung- 41467/ http://luathongbang.com.vn/gia-tri-phap-ly-cua-van-ban-cong-chung/

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w