Nhóm các giải pháp đối với cấp chính quyền địa phương vùng ĐNB

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 (Trang 25 - 27)

2020-2030

So sánh cả 3 trường hợp, có thể thấy trường hợp 1 là trường hợp khả thi và đem lại nhiều triển vọng nhất cho tăng trưởng và phát triển vùng ĐNB đến năm 2030.

4.3. Quan điểm và mục tiêu để tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng

(1) Tái cấu trúc kinh tế vùng theo hướng phát huy lợi thế và liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng; (2) Phát triển có trọng điểm nhưng luôn chú ý đến sự phát triển của tất cả địa phương trong vùng để đảm bảo sự ổn định cho tăng trưởng; (3) Từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa trên nền tảng KHCN cao, nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị hiện đại; (4) Phát triển nông nghiệp trên cơ sở gắn bó với công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn vùng; (5) Tăng trưởng kinh tế vùng phải hài hòa và thúc đẩy xã hội và môi trường vùng bền vững.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế vùng Đông Nam Bộ tế vùng Đông Nam Bộ

4.4.1. Nhóm các giải pháp đối với cấp Trung ương

(1) Điều chỉnh Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế vùng đến năm 2030 cho phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế, trong nước và vùng; (2) Xây dựng thể chế quản lý sự phát triển vùng.

4.4.2. Nhóm các giải pháp đối với cấp chính quyền địa phương vùng ĐNB ĐNB

(1) Thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trong vùng theo hướng hiện đại; (2) Thúc đẩy hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu lao động của vùng, mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao lớn nhất cả nước; (3) Phát triển khoa học công nghệ của vùng ngày càng trở nên hiện đại; (4) Hiện đại hóa đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn vùng; (5) Thúc đẩy tăng trưởng xanh dựa trên cơ sở bền vững môi trường.

KẾT LUẬN

ĐNB là vùng đất năng động với vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Nhìn chung, quá trình TTKT của vùng ĐNB giai đoạn 2008-2017 đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, phân tích cũng phản ánh những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn 2008-2017 và

24

điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình TTBV về kinh tế của vùng trong trung và dài hạn. Ngoài ra, mức độ bền vững trong TTKT của vùng giai đoạn 2008-2017 dù đã được cài thiện theo thời gian nhưng chỉ đạt ở mức trung bình.

Với phạm vi nghiên cứu khá rộng và chủ đề phức tạp, luận án không tránh khỏi một số sai sót trong việc hệ thống hóa các vấn đề liên quan; các luận điểm và các giải pháp được xây dựng trong luận án này cũng cần có thêm thời gian để hoàn thiện hơn nữa. Do những giới hạn về thời gian, nguồn lực và khả năng nghiên cứu của nghiên cứu sinh, luận án vẫn còn một số hạn chế, kể cả những hạn chế khách quan từ nguồn số liệu hiện hữu.

Hiện nay, có thể thấy rằng việc xây dựng bộ chỉ tiêu để đánh giá tính bền vững trong TTKT ở cấp độ vùng vẫn chưa có sự thống nhất và số liệu có thể thu thập được cũng không thật sự đầy đủ. Đây cũng là những gợi ý về nội dung tiếp theo mà các nghiên cứu sau này có thể tập trung vào tìm hiểu sâu hơn.

0

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)