3.4.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, CNHT ở Hà Nội vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai và còn nhiều yếu kém. Số lượng DN CNHT ở Hà Nội còn ít, trình độ chỉ ở mức trung bình, thấp.
Thứ hai, CNHT còn manh mún, kém phát triển, các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém. Các sản phẩm hỗ trợ còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Trình độ công nghệ của phần lớn các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, mức độ tăng trưởng các phụ tùng mặt hàng hỗ trợ từ thị trường nội địa còn rất thấp, đặc biệt là các ngành yêu cầu chất lượng cao như ô tô, điện tử,… và các DN rất ngại nhập các sản phẩm trong nước về lắp rắp.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNHT còn thấp. Năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các DN CNHT còn thấp, việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hiện đại mang tính hình thức.
Thứ năm, chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT để đề xuất và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể, sát thực.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, sự phát triển CNHT ở Hà Nội hiện nay còn vấp phải những khó khăn do chính sự yếu kém của bản thân các DN.
Thứ hai, các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT gặp rất nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật cũng như đầu ra trong điều kiện quy mô thị trường quá nhỏ.
Thứ tư, thiếu sự gắn kết giữa DN lớn và DN nhỏ, giữa DN trong nước với DN có vốn đầu tư nước ngoài trong việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ.
Thứ ba, nhân lực phục vụ CNHT chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.
Thứ năm, việc thiếu cơ sở dữ liệu phù hợp và đầy đủ về các công ty nội địa, các công ty FDI, các nhà lắp ráp linh kiện điện tử và thiếu thông tin về các liên kết khác nhau giữa các nhà lắp ráp và các công ty cung cấp linh kiện trong nước khiến cho mối quan hệ hai bên còn lỏng lẻo, không lâu dài.
Thứ sáu, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao chủ yếu gắn liền với những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở nước ta trong thời gian qua. Hiện nay, đào tạo nhân lực cho ngành CNHT hầu như là chưa có.
Thứ bảy, các chương trình, chính sách về hỗ trợ phát triển CNHT có khá nhiều nhưng vẫn còn chồng chéo, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Việc tiếp nhận hỗ trợ, tiếp cận với các chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho các DN muốn đầu tư vào CNHT.