t: chỉ số đại diện cho thời gian quan sát (từ năm 1996 đến 2016)
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 5.1 Các phát hiện chính của luận án
5.1 Các phát hiện chính của luận án
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu này là phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Với bộ dữ liệu thu thập từ 68 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1996-2016 và ứng dụng các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM, GLS và GMM dành cho dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy nguồn vốn ODA và tổng vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, qua đó cho thấy nguồn vốn ODA vừa tác động trực tiếp và tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua bổ sung vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bên cạnh đó, bằng việc tách mẫu tổng thể thành 3 mẫu gồm: nhóm quốc gia có thu nhập thấp, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình khá. Việc chia thành các mẫu này dựa theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người được phân loại từ Ngân hàng thế giới (World Bank). Hồi quy mô hình theo 3 mẫu này đều cho kết quả thống nhất rằng nguồn vốn ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả thực nghiệm này củng cố lý thuyết nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo, tác giả đưa biến giả VN vào mô hình nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác về mức độ tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của biến ODAit VNi là 0.080 và có ý nghĩa thống kê, kết quả này đồng nghĩa rằng trong trường hợp tại Việt Nam nguồn vốn ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với các quốc gia đang phát triển khác. Qua đó, cho thấy nguồn vốn ODA càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là khám phá sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, tác giả tiến hành phân tích hồi quy khi đưa thêm biến
ODA2 vào mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến ODA mang giá trị dương và hệ số hồi quy của biến ODA2 là mang giá trị âm và đều có ý nghĩa thông kê. Như vậy, cung cấp bằng chứng cho thấy tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế là tác động phi tuyến và có hình chữ U ngược. Nghĩa là việc gia tăng nguồn vốn ODA có thể giúp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ đến một mức độ nhất định nào đó, nếu nguồn vốn ODA vượt quá mức này thì việc gia tăng nguồn vốn ODA lại có thể làm giảm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là kiểm định một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực nghiệm chỉ ra chất lượng quản trị công, quản trị tham nhũng và khả năng hấp thụ có ảnh hưởng đến tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Qua đó, quốc gia có quản trị công và quản trị tham nhũng tốt sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại các quốc gia này. Ngoài ra, quốc gia có khả năng hấp thụ vốn lớn cũng tác động tích cực đến hiệu quả nguồn vốn ODA. Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm này sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.