Ảnh hưởng đến da

Một phần của tài liệu PPNCKH thuc trang thuc khuya cua sinh vien (Trang 29 - 31)

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo, mức độ tái tạo vào ban đêm nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, khô da, mụn trứng cá… Vì vậy chúng ta nên đi ngủ trước 23h để có một làn da “hoàn hảo”.[1][3]

Thức khuya nhiều cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ ( nguồn internet )

3.2 Biện pháp khắc phục

Giấc ngủ hoàn toàn cần thiết cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên cuộc sống bận rộn hoặc do một số lý do nào đó, một số người có thể cắt giảm thời gian ngủ. Điều này có thể dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính khác.[2] 29

Thời gian ngủ mỗi đêm phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, tính chất công việc và tình trạng cụ thể của bạn. Tuy nhiên hầu hết các nhu cầu giấc ngủ được quyết định bởi số tuổi, như sau:

 Người lớn tuổi (trên 65 tuổi): 7 – 8 giờ. [2]  Người trưởng thành (18 – 64 tuổi): 7 – 9 giờ. [2]  Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi): 8 – 10 giờ. [2]  Thiếu niên (6 – 13 tuổi): 9 – 11 giờ. [2]

Ngủ đủ giấc có thể đảm bảo sự tỉnh táo, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chức năng miễn dịch và hỗ trợ chống viêm. Giấc ngủ không chỉ là thời gian để cơ thể và não nghỉ ngơi, trong thực tế, khi đang ngủ cơ thể sẽ xây dựng lại các cơ bắp và tế bào não đã hoạt động mệt mỏi trong ngày. Đây là quá trình quan trọng giúp cơ thể và não bộ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, giấc ngủ đủ cũng được cho là có thể điều chỉnh cảm xúc, tăng 60% suy nghĩ tích cực và giảm lượng suy nghĩ tiêu cực. Nếu không không đủ giấc hoặc thiếu ngủ, não bộ có thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng dễ cáu gắt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bình thường.[2][3]

 Sau 22 giờ : Các cơ quan của cơ thể bao gồm tim, phổi, dạ dày giảm cường độ làm việc, dành cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.[3]

 Từ 21-23h : Là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho ) bài độc (đào thải chất độc).[3]

 Từ 23h - 1h sáng : Đây là quãng thời gian bài độc của gan trong quá trình chúng ta ngủ say.[3]

 Từ 1h - 3h sáng : Mật bài tiết, loại thải chất độc ra khỏi cơ thể trong khi chúng ta đang ngủ.[3]

 Từ 3h - 5h sáng : Phổi loại chất độc.[3] 30

 Từ 5h - 7h : Đây là khoảng thời gian ruột già bài độc.[3]  Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu.[3]

Vì vậy ngủ sớm và ngủ đủ giấc có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe, tâm lý và ngăn ngừa một số bệnh lý mãn tính. Giống như tất cả các thói quen khác, bạn có thể luyện tập cách ngủ sớm để hình thành thói quen theo thời gian. Ngoài ra, ngủ sớm thường xuyên có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học và chúng ta có thể đi ngủ vào một giờ giấc nhất định trong tất cả các ngày. Để có thể ngủ sớm, chúng ta có thể thực hiện theo các giải pháp sau đây

Một phần của tài liệu PPNCKH thuc trang thuc khuya cua sinh vien (Trang 29 - 31)