Các cấu hình cần mô phỏng

Một phần của tài liệu Mô phỏng tính toán và thiết kế tối ưu cảm biến đo từ trường trái đất 3d hoạt động dựa trên hiệu ứng từ điện phục vụ đo và vẽ bản đồ từ trường trái đất (KLTN k41) (Trang 28 - 29)

Trong khóa luận này chúng ta chọn vật liệu có sẵn trong library là mu metal. Nó là vật liệu hợp kim Ni-Fe, là vật liệu sắt từ mềm với độ từ thẩm cao, thích hợp để làm mẫu cho mô phỏng.

 Cấu hình 1D:

Ta tiến hành khảo sát với mẫu vật liệu có kích thước 1x15x0.02 mm (gọi là thanh cảm biến) đặt trong từ trường ngoài (từ trường Trái đất) cỡ 32 A/m, cảm biến mô

phỏng động xoay tròn với bước quay 15o trong mặt phẳng từ trường.

 Cấu hình 2D:

Cấu hình này là cấu hình các thanh cảm biến bố trí tạo thành 1 mặt phẳng song

song với từ trường ngoài, xoay tròn với bước quay 15o trong mặt phẳng từ trường:

- Bố trí dấu thập - Bố trí chữ T - Bố trí chữ L

- Bố trí dấu thập có 4 đầu nhọn ở đầu 2 thanh cảm biến - Bố trí dấu thập có 4 tai ở đầu 2 thanh cảm biến

 Cấu hình 3D:

Cấu hình này là cấu hình các thanh cảm biến bố trí trong không gian 3 chiều có

1 mặt phẳng song song với từ trường ngoài và xoay tròn với bước quay 15o trong mặt

phẳng từ trường:

- Bố trí dọc theo trục tọa độ Decac

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Với cảm biến từ trường, để giá trị điện thế của tấm áp điện lớn (tín hiệu lối ra) thì cảm biến phải thể hiện tốt hiệu ứng từ - điện nghĩa là cần càng nhiều đường sức từ của từ trường ngoài đi qua cảm biến càng tốt, khóa luận sẽ nêu lên kết quả hiển thị mật độ từ thông qua các cấu hình khác nhau của cảm biến để rút ra được kết luận cấu hình có tín hiệu tốt nhất.

Khảo sát giá trị độ lớn của mật độ từ thông (Mag B) qua cảm biến phụ thuộc vào góc hợp bởi cảm biến và từ trường ngoài

Một phần của tài liệu Mô phỏng tính toán và thiết kế tối ưu cảm biến đo từ trường trái đất 3d hoạt động dựa trên hiệu ứng từ điện phục vụ đo và vẽ bản đồ từ trường trái đất (KLTN k41) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w