5. Phương pháp nghiên cứu
3.5. Phổ hồng ngoại
Hình 3.8. Phổ hồng ngoại của ZnO:Co2+ 3%
Phổ hồng ngoại (IR) của mẫu T. ZnO:Co2+ 3% - 220 oC - 24h cho thấy các số sóng 3572,17 cm-1, 3444,87 cm-1, 3257,77 cm-1 ứng với dao động của nhóm O-H; dải hấp thụ ở số sóng 420,48cm-1; 462,92cm-1; 514,99cm-1 ứng với dao động của liên kết Zn-O. Sự pha tạp của Co2+ vào mạng ZnO đã làm dịch chuyển số sóng dao động của liên kết Zn-O sang số sóng lớn (462,92cm-1; 514,99cm-1); 1625,45 cm-1 và 1757,15 cm-1 đặc trưng của dao động nước hấp phụ trên bề mặt; các pic tương ứng với bước sóng 630,72 cm-1; 758,02 cm-1; 829,39 cm-1; 879,54 cm-1 tương ứng với nhóm dao động của ứng Co-O; số sóng 1321,34 cm-1 đặc trưng cho dao động liên kết NO3-. Chứng tỏ mẫu ngoài ZnO:Co2+ còn Zn(OH)2, Zn(NO3)2 còn dư.
A. Kết luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chế tạo ZnO pha tạp Co2+ làm quang xúc tác phân hủy DB71” chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
1. Đã tổng hợp thành công ZnO:Co2+ bằng phương pháp thủy nhiệt. Kết quả
nghiên cứu cho thấy vật liệu ZnO:Co2+ xử lý tốt DB71 trong vùng ánh sáng nhìn thấy. 2. Đã khảo sát ảnh hưởng hàm lượng pha tạp Co2+ đến hiệu suất quang xúc tác phân hủy dung dịch DB71 trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Kết quả cho thấy ZnO: Co2+ 3% cho hiệu suất xử lý cao nhất với hiệu suất đạt 97,124% sau 150 phút chiếu sáng.
3. Đã khảo sát ảnh hưởng lượng xúc tác ZnO:Co2+ 3% đến hiệu suất phân hủy. Kết quả cho thấy với hàm lượng xúc tác là 0.1g/100ml dung dịch DB71 đạt hiệu suất tối ưu.
4. Đã khảo sát hình thái bề mặt, cấu trúc tinh thể và phổ IR của vật liệu.
B. Kiến nghị
1. Nghiên cứu tổng hợp ZnO pha tạp Co2+ biến tính tro trấu hay ZnO pha tạp Co2+ bọc Cacbon.
2. Khảo sát ảnh hưởng pH đến hiệu suất quang xúc tác.
TIẾNG VIỆT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công Thương (2004), Khả năng ứng dụng phương pháp vi sinh vật để xử lý
nước thải công nghiệp trong ngành dệt may. Báo điện tử Thông tin Công
nghiệp.
[2] Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang - hổ hấp thụ UV - VIS, nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[3] Đào Văn Lập (2011), Nghiên cứu tổng hợp ZnO có kích nanomet bằng phương
pháp đốt cháy, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh.
[4] Hoàng Nhâm (2000), Hóa Học vô cơ, Tập 3, NXB Giáo Dục.
[5] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2001), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
NXB Khoa học kỹ thuật.
[6] Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung (2006), Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý nước và nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Vũ Thị Bích Ngọc (2014), Cố định ZnO trên tro trấu làm chất quang xúc tác
phân hủy phẩm màu hữu cơ dưới ánh sáng trông thấy.
[8] Lưu Thị Việt Hà (2018), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano hệ
ZnO pha tạp Mn, Ce, C và đánh giá khả năng quang oxi hóa của chúng”.
[9]. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học”, NXB ĐH Quốc Gia.
TIẾNG ANH
[10] Corma A. (1997), From Microporous to Mesoporous Molecular Sieves
Materials and Their Use in Catalysis, Chem. Rev, 97, pp. 2373-2419.
[11] Cusker Mc. L.B. (1998), Product characterization by X-Ray powder diffraction, Micropor. Mesopor. Mater, 22, pp. 495-666
[12] Lopez A., Kessler H., Guth J.I., Tuilier M.H., Popa L.M. (1990), Proc. 6th
Int.
Conf. X-Ray absorption and fine structure, Elsevier Science, Amsterdam,
pp. 548-550.
[14]. Suib, S.L., New and Future Developments in Catalysis: Catalysis by
Nanoparticles. 2003, Amsterdam: Elsevier.
[15] A. McLaren, T.V.-S., G. Li, S.C. Tsang Shape and size effects of
ZnO
nanocrystals on photocatalytic activity. J. Am. Chem. Soc, 2009. 131: p. 12540-
12541
[16] Y. Zheng, C.C., Y. Zhan, X. Lin, Q. Zheng, K. Wei, J. Zhu, Y. Zhu, “Luminescence and photocatalytic activity of ZnO nanocrystals: correlation
between structure and property”. Inorg. Chem, 2007. 46: p. 6675-6682
[17] Lee, K.M., et al., “Recent development of zinc oxide based photocatalyst in
water treatment technology: A review”. Water Research, 2016.