Những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về quyền tự do kinh doanh

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh thể hiện thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 34)

kinh doanh của doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định còn hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2005, giúp tháo gỡ nhiều khó khăn hạn chế cho doanh nghiệp trong quá trình đăng ký thành lập, hoạt động kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bắt kịp xu hướng chung trong nền kinh tế thị trường đầy biến động của thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm “đột phá” tạo môi trường pháp lí thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp gia nhập, hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lí, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 vẫn tồn tại một số bất cập về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là:

Thứ nhất, các quy định về đặt tên doanh nghiệp còn cản trở quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư

Việc quy định về tên doanh nghiệp đã được Luật hóa tại Điều 38,39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Chương III Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, cụ thể cấm đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể các nhân vật là danh nhân, nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ, thì không có căn cứ rõ ràng. Những quy định chung chung như trên đã gây ra nhiều lúng túng cho nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, dẫn đến sự từ chối “tùy tiện” của cơ quan quản lý trong cấp đăng ký DN, chưa đảm bảo quyền tự do thành lập DN, trong đó có quyền đặt tên cho doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Các điều kiện đầu tư kinh doanh mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành còn chưa rõ ràng. Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:

“a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện; c) Chứng chỉ hành nghề;

d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Văn bản xác nhận;

e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;

g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.”

Một số điều kiện như “văn bản xác nhận”, “các hình thức văn bản khác”, “các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản” còn quá chung chung và mập mờ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Thứ ba, quy định các ngành nghề có điều kiện còn chưa chuẩn có thể gây ảnh hưởng quyền tự do kinh doanh. Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, một bước tiến trong Luật Đầu tư năm 2014 là tập hợp công bố được 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng con số đó là quá lớn và quá nhiều trong một nền kinh tế bình thường. Con số 267 chỉ thuần túy là thống kê, chưa có sự đánh giá tổng hợp, thậm chí mang tính áp đặt, không có cơ sở thực tiễn, khoa học, hạn chế cạnh tranh, tính sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, khả năng cung cấp sản phẩm tốt hơn... (Hà My, 2016).

Hơn nữa, theo báo cáo của Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, hiện có 16 ngành, nghề trong 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng. Như vậy, chưa bảo đảm thực thi quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, thì có đến 2.833 điều kiện

quyền, bao gồm cả các văn bản được ban hành trước và sau khi Luật Đầu tư có hiệu

lực thi hành 6

Hiện các bộ đang rà soát các quy định điều kiện kinh doanh ở các thông tư nhưng mới ở mức độ tập hợp lại, chưa có đánh giá tính hợp lý, cần thiết, tính hiệu quả, hiệu lực và đặc biệt là tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó thực hiện cải cách. Như vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ các nghị định về điều kiện kinh doanh lại được nâng cấp từ thông tư lên và không làm thay đổi chất lượng của quy định về điều kiện kinh doanh.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các điều kiện đầu tư kinh doanh đã được ban hành trước ngày 01/07/2015 dưới hình thức thông tư, quyết định sẽ đương nhiên hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các bộ chưa chú ý rà soát, đánh giá bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, không cần thiết. Nhìn chung, chất lượng của hệ thống các quy định điều kiện kinh doanh chưa có sự cải thiện so với trước.

Thứ tư, sự trùng lắp giữa thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký đầu tư (quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư) tạo ra tình trạng chồng chéo về thủ tục, gây phiền hà. Điều này đã được các nhà đầu tư nước ngoài phản ánh tại các Diễn đàn Doanh nghiệp gần đây. Từ góc độ thực tiễn, nếu coi sự thuận tiện, dễ dàng trong thủ tục gia nhập thị trường là thước đo thực tế cho quyền tự do kinh doanh (theo nghĩa càng thuận lợi thì quyền tự do càng dễ hiện thực hóa), thì có lẽ quyền tự do kinh doanh trong quy định của luật hiện hành còn chưa đạt được như mong muốn.

Thứ năm, tình trạng chồng chéo luật gây rủi ro cho doanh nghiệp. Các chủ thể dù có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, nhưng do luật ở Việt Nam còn phức tạp, nhiều quy định chồng chéo ở các luật chuyên ngành, nên thực tế doanh nghiệp cũng không dám tự do thực hiện quyền của mình, với lo ngại là có thể ở đâu đó có quy định cấm, hoặc hạn chế quyền này. Có tình trạng là trong khi Luật Doanh nghiệp “mở”, thì các Luật chuyên ngành lại “đóng”, hoặc các luật của Quốc hội, văn bản của Chính phủ thì quy định thông thoáng nhưng văn bản của các cơ quan quản lý lại “siết chặt” bằng những loại giấy phép “con” hay bằng những thủ tục phiền hà không đáng có.

Thứ sáu, quy định bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh còn mâu thuẫn. Ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định 6Bàn về quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam trong bối cảnh mới, http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/194- 6101-ban-ve-quyen-tu-do-kinh-doanh-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi.html, ngày truy cập 27/4/2019.

“nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh”, đồng thời tại điểm b khoản 1 Điều 25 nội dung điều lệ doanh nghiệp quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có. Với quy định như trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, liệu có phải là sự cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay không? Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có được hoạt động ở các ngành nghề mà mình không thông báo khi tiến hành đăng ký kinh doanh hay không? hoặc doanh nghiệp có được phép hoạt động các ngành nghề không quy định trong điều lệ doanh nghiệp hay không?

Hiện nay, cơ quan đăng ký kinh doanh có thủ tục xác nhận ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, việc xác nhận này để chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký những ngành nghề trên và doanh nghiệp phải hoạt động theo nội dung xác nhận của doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng những quy định về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có gì mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Có chăng chỉ khác nhau cách thể hiện nội dung quy định mà thôi, hay nói cách khác là "bình mới rượu cũ".

Cần phải xác định được đúng ý nghĩa của khâu thành lập doanh nghiệp. Đây đơn giản chỉ là bước đăng ký với Nhà nước để khai sinh ra một chủ thể để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh mà thôi. Còn khi họ thực hiện các hoạt động kinh doanh thì họ phải tuân thủ một loạt các quy định mà chúng ta thường gọi là khung pháp lý điều chỉnh hành vi của họ. Vượt ra khỏi khung pháp lý này, thì vi phạm rồi. Câu chuyện trước hết sẽ thuộc về nhà làm luật, nhà kiến tạo ra khung pháp lý là làm sao để doanh nghiệp không dám vi phạm, đó là chế tài xử lý. Ở các nước tiên tiến, chế tài xử lý rất nghiêm. Nghiêm đến mức người ta sợ không dám nghĩ tới việc vi phạm. Ở Việt Nam thì lại chưa đạt được mức độ này.

3.2. Đề xuất một số giải pháp phát huy hơn nữa quyền tự do kinh doanh trong hoạt động đăng ký kinh doanh nói chung và tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội nói riêng

Quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp năm 2013 góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo đúng tinh thần “kinh tế thị trường”.

Một là, phải tiếp tục tháo dỡ các rào cản từ khung pháp lý đến thể chế. Chính phủ, các bộ, ban ngành cần quyết liệt hơn cho “khai tử” hệ thống giấy phép con, giảm mệnh lệnh hành chính ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những thủ tục xác nhận ngành nghề kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh, hay buộc doanh nghiệp ghi ngành nghề kinh doanh trong điều lệ doanh nghiệp nên xem xét bỏ để đảm bảo quyền tự do kinh doanh đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Hai là, nâng cao quyền tự do kinh doanh thông qua việc quy định logic hệ thống pháp luật giữa luật chung và luật luật chuyên ngành hoàn toàn biện chứng với nhau. Trong trường hợp cần thiết có thể xây dựng quy trình riêng, đặc thù với một số ngành nghề nhưng phải đảm bảo là không được trái luật chung.

Ba là, tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật cho các chủ thể kinh doanh về quyền tự do kinh doanh để họ có thể nắm bắt đầy đủ các quyền năng của mình mà pháp luật đã quy định, bảo vệ, cho phép thực hiện. Sự nắm bắt của các chủ thể kinh doanh có ý nghĩa rất lớn là tạo điều kiện cho các chủ thể thuận lợi trong tuân thủ pháp luật khi kinh doanh, tránh các rủi ro pháp lý. Điều đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp pháp triển góp phần vào xây dựng kinh tế đất nước.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin về đầu tư nước ngoài và đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở chuẩn hóa các bước quy trình nghiệp vụ theo quy định, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời tự động hóa một số quy trình nhằm giảm tối đa sự can thiệp của cán bộ, công chức làm

công tác đăng ký doanh nghiệp vào quy trình nghiệp vụ.7 Các cơ quan có thẩm quyền

cần thường xuyên theo dõi, nâng cấp hệ thồng công nghệ thông tin trên Cổng Thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp đồng thời khắc phục những khó khăn về thiết kế, kỹ thuật cũng như chỉnh sửa các phần mềm theo hướng gọn nhẹ, dễ tác nghiệp hơn.

7Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Ngyễn Thị Ngọc – PGS.TS Dương Đăng Huệ hướng dẫn, Hà Nội, 2016, tr.83.

KẾT LUẬN

Hiến pháp năm 2013 và Luật doanh nghiệp năm 2014 là những văn bản có giá trị pháp lí cao nhất khẳng định quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Quy định này góp phần tạo ra diện mạo mới của quyền tự do kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đồng thời mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh thực chất là yêu cầu giải phóng năng lực cho doanh nghiệp trong môi trường đầu tư đòi hỏi có hệ thống chính sách dễ tiếp cận, thân thiện, nhất quán và minh bạch. Giải phóng quyền này thành công hay không, phần lớn phụ thuộc vào quyết tâm của Việt Nam thực hiện triệt để đến đâu phương châm không mới “Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, viên chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Có như vậy, doanh nghiệp, người dân mới có thể tin rằng những quyết định “hình sự hóa” như vụ việc ông Nguyễn Văn Tấn, sẽ sớm thành “án lệ xấu”,

để không bao giờ có cơ hội lặp lại.8

Qua thơi gian thực tập tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Đăng ký kinh doanh, em đã tiếp thu được những kinh nghiệm và bài học rút ra từ thực tế. Em thấy rằng lý luận và thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và là hai mặt không thể tách rời. Nếu chỉ có lý thuyết thôi thì chưa đủ vì thực tế mà không có lý thuyết vững vàng, sự hiểu biết thì công việc sẽ khó có thể phát triễn và không nâng cao được hiệu quả làm việc. Thực tế sẽ là nơi rèn luyện tốt nhất giúp chúng ta làm quen với công việc một cách nhanh chóng, đúc kết được nhiều kinh nghiệm và lý luận sẽ trang bị cho người cán bộ, công chức khả năng sáng tạo, sự nhạy bén trong giải quyết công việc. Từ đó giúp em rèn luyện thêm kỹ năng làm việc, chuẩn bị hành trang khi sắp ra trường.

Đây cũng là cơ hội để em làm quen với môi trường làm việc mới và hơn thế nữa quá trình thực tập đã củng cố cho em lòng tin và yêu thêm ngành học mình đã chọn, từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Với những kiến thức đã được học và những kinh nghiệm được thực hành trực tiếp, em sẽ nỗ lực nhiều hơn và cố gắng làm việc thật tốt khi ra trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại 1, Nxb. Công an

Nhân dân, Hà Nội, 2017;

2. Hiến pháp 2013;

3. Luật Doanh nghiệp 2014;

4. Luật Đầu tư năm 2014;

5. Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh thể hiện thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 34)