1027.3.3 Gía cả và không gian địa phương

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing địa phương: Phần 2 – ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 36)

7.3.3. Gía cả và không gian địa phương

Từ thế kỷ 19, Von Thunen đã phát triển lý thuyết về lĩnh vực phân tích kinh tế gắn liền với khoảng không địa lý và phát triển các khái niệm chi phí với khoảng cách, chi phí vận chuyển. Theo đó, chi phí đất ngang bằng với hiệu suất, tức là bằng giá trị thị trường trừ đi chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển. Nhà kinh tế này cũng khẳng định mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí thuê đất và khoảng cách đến thị trường, tức là khoảng cách đến thị trường càng xa thì chi phí thuê đất lại càng rẻ.

Đầu thê kỷ XX, Weber một nhà kinh tế Mỹ đã tập trung phân tích vai trò của yếu tố địa lý trong công nghiệp. Ông đã nghiên cứu các nhân tố xác định việc xây dựng các địa điểm sản xuất và đưa ra bốn nhóm thông số chủ yếu là nguyên vật liệu, chi phí tiền công, vận tải (khái niệm tấn/km) và thị trường tiêu thụ. Mục đích là phát triển sự tối ưu hóa kinh tế việc vận chuyển và xây dựng các phương tiện sản xuất có tính đến tính đa dạng của các nguồn cung cấp nguyên liệu, phương tiện vận tải và cuối cùng là thị trường tiêu thụ.

Trên thực tế, người ta có thể xác định một cách gián tiếp giá lãnh thổ bằng việc xác định tất cả các yếu tố tạo nên chi phí vận hành bởi người ta sử dụng một hoạt động hay tập hợp các hoạt động.

Gỉa định rằng một người nào đó muốn thay đổi nơi ở của mình đến một nơi ở mới gần nơi làm việc, anh ta phải tính không chỉ là giá mua chỗ mới mà còn phải tính đến các chi phí phải di chuyển đến nơi ở mới như thuế địa phương, chi phí vận chuyển,..Đối với doanh nghiệp, ngoài chi phí phải trả để có một khoảng không lãnh thổ thì cần phải tính đến các chi phí khác như chi phí về điện, nước, vận chuyển, thuế quan, chi phí nhân công,..Khái niệm về tổng chi phí (với một mức động nhất định của các dịch vụ được cung cấp trong một lãnh thổ) có thể bắt nguồn từ việc phân cấp quản lý. Ví dụ, các quyết định của một vài hàng Châu Âu đặt tại Đức hoặc Pháp có lợi cho Econsse, thậm chí ngược lại với việc “tái định vị địa phương” trong trường hợp nhà công nghiệp hoặc nhà phân phối thích sự an toàn trong cung ứng và chất lượng sản phẩm với những khác biệt về mức giá rất đáng kể.

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing địa phương: Phần 2 – ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)