Các hệ thống giá trị mà PepsiCo tôn trọng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (Trang 33 - 35)

IV. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

4.Các hệ thống giá trị mà PepsiCo tôn trọng

Hệ thống giá trị hay còn gọi là văn hoá doanh nghiệp, đây là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về giá trị bền vững. Văn hoá doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển.Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén.Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường.Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Tại PepsiCo, một tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại.

PepsiCo hiện nay đã có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới.Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn.Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh

29 cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc.Điển hình như để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng như hiện nay với màu xanh tươi trẻ, Tập đoàn PepsiCo phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55 tỷ USD.

Tại Pepsico Vietnam, CEO – Phạm Phú Ngọc Trai đưa ra hệ thống giá trị của công ty:

“Giữ gìn văn hóa và chăm sóc cộng đồng”

Thành công ở Pepsico Việt Nam chính là nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý quốc tế và nền tảng văn hóa địa phương.

Cách đây gần 10 năm, Phạm Phú Ngọc Trai đã mạnh dạn lên kế họach và thực hiện một ý tưởng mà ít nhà sản xuất, phân phối nào từng nghĩ đến, đó là kết hợp chương trình khuyến mãi với từ thiện xã hội. Trong khi nhiều công ty áp dụng một cái mốt đương thời trong các chương trình khuyến mại mà đến nay vẫn còn thịnh hành, đại lọai như “Bật nắp trúng xe”, ”Mua…trúng vàng”, Pepsico Việt Nam kêu gọi mọi người sử dụng sản phẩm của mình với thông điệp đầy tính nhân văn: mua một sản phẩm của Pepsico Việt Nam là bạn đã góp tay xoa dịu nỗi mất mát cho những đồng bào vùng thiên tai bão lụt.

Tiếp nối thành công đó, PepsiCo Việt Nam tiếp tục áp dụng văn hoá doanh nghiệp vào công tác chăm sóc, đánh giá nhân viên.Một nhân viên làm việc tại PepsiCo Vietnam sẽ được đánh giá không còn đơn thuần chỉ dựa vào khả năng làm việc của anh ta nữa mà còn ở mức độ anh ta hòa nhập với đồng nghiệp, đóng góp và chăm sóc cho cộng đồng xã hội.

Pepsi cũng là một "đại gia đình" sử dụng văn hoá doanh nghiệp thành công để phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu và gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp.Pepsi không bao giờ quên gia đình của nhân viên. Pepsi thường mời vợ chồng con cái của nhân viên tham dự, vì chính họ là chỗ dựa, là một nguồn động lực động viên tinh thần của nhân viên, của công ty. Mặt khác, Pepsi không bao giờ quên những người cộng tác với mình... Và đặc biệt, vật chất luôn đi đôi với tinh thần, những món quà, dù là tấm lịch, tấm thiệp tết, hay một chút bánh mứt... gửi

30 đến những cộng sự không bao giờ quên kèm theo những dông chữ cảm ơn chân tình do chính TGĐ Phạm Phú Ngọc Trai ký.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (Trang 33 - 35)