Kết quả mô phỏng trường nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng các đợt có tuyết ở sa pa trong năm 2015 2016 bằng mô hình WRF (Trang 32 - 41)

- Geogrid: xác định các miền mô phỏng, và nội suy dữ liệu bề mặt về lưới mô

3.1.1 Kết quả mô phỏng trường nhiệt

1) Ngày 22/01/2016

Từ hình 3.1 ta thấy, nền nhiệt của khu vực ở ngưỡng rét đậm, rét hại. Miền 1 mô phỏng giá trị nhiệt độ trong khoảng 10-150C, miền 2 nhiệt độ khoảng 12-150C. Giá trị tại miền 1 và miền 2 là tương đối đều nhau.

2) Ngày 23/01/2016

Từ hình 3.2 ta thấy, nhiệt độ ngày 12/01 dao động trong khoảng trên 100C ở cả 2 miền. Kết quả thể hiện ở 2 miền tính mô phỏng là có sự tương đồng.

3) Ngày 24/01/2016

Từ hình 3.3 ta thấy nhiệt độ ở khu vực nghiên cứu vào ngày 24 nhiệt độ giảm sâu so với ngày 23/01, nhiệt độ nằm trong khoảng từ 0-50C. Hướng gió chủ yếu là gió đông bắc, có vùng không khí lạnh tiến dần đến và ảnh hưởng đến phía bắc của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra.

4) Ngày 25/01/2016

Từ hình 3.4 ta thấy, vùng không khí lạnh đã xâm nhập sâu xuống phía bắc nước ta khiến cho nền nhiệt nước ta giảm mạnh. Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Khu vực vùng núi cao nhiệt giảm sâu xuống dưới 00C. Kết quả thể hiện giữa 2 miền tính là khá tương đồng.

5) Ngày 26/01/2016

Từ hình 3.5 ta thấy ngày 26/01 nền nhiệt vẫn đang ở ngưỡng 0-30C. Miền Bắc nước ta hoàn toàn chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa. Nhiệt độ xuống đến <0oC.

6) Ngày 27/01/2016

Từ hình 3.6 ta thấy đến ngày 27 nhiệt độ có dấu hiệu tăng cao hơn so với ngày 26/01, nền nhiệt có nơi ở ngưỡng xấp xỉ 100C. Miền tính 1 và 2 có giá trị tương đối đều nhau.

Hình 3.1. Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 22/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.2. Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 23/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.3 Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 24/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.4 Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 25/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.5 Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 26/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.6 Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 27/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải)

Hình 3.7. Nhiệt độ T2m lúc 00z ngày 28/01/16. Miền tính 1 (hình trái) và miền tính 2 (hình phải) 7) Ngày 28/01/2016

Ngày 28/01, 2 miền tính có giá trị nhiệt độ khá cao so với ngày 27/01. Miền tính 1cho ra kết quả tương đối chính xác hơn miền 2.

Như vậy ta thấy, từ ngày 24/01 không khí lạnh tăng cường mạnh nên nhiệt độ giảm sâu xuống đến 00C (giảm từ 8-100C). Và tiếp tục duy trì cho đến hết ngày 26/01. Từ ngày 27/01 thì áp cao Siberia suy yếu nên nhiệt độ có dấu hiệu tăng cao trở lại, kết thúc đợt nhiệt độ giảm sâu.

3.1.2 Kết quả mô phỏng trường áp

Ngày 22-23/01 khu vực chịu ảnh hưởng của áp cao Siberia hoạt động ổn định trên lãnh thổ Việt Nam. Cả miền Bắc hoàn toàn nằm trong áp cao Siberia.

Ngày 24/01/2016, khu vực chịu ảnh hưởng của áp cao Siberia tăng cường mạnh. Với tâm được thể hiện bởi đường đẳng áp >1050mb. Đường đẳng áp 1020 mở rộng xuống khu vực Nam Trung Bộ. Cả khu vực nằm sâu trong lưỡi áp cao lạnh lục địa nên nhiệt độ khu vực Việt Bắc nhiệt độ giảm sâu. Có nơi giảm sâu đến 8- 100C (Sa Pa, Bắc Hà) xuất hiện mưa giá và băng tuyết trên khu vực.

Ngày 25/01/2016, áp cao Siberia tăng cường và lệch đông. Khu vực vẫn nằm trong lưỡi áp cao lạnh lục địa. Vị trí đường đẳng áp 1020mb vẫn ở vị trí khu vực Nam Trung Bộ.

Ngày 26/01/2016, khu vực chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu và lệch đông. Trị số đường đẳng áp 1020mb đã rút lên trên khu vực Trung trung bộ, nền nhiệt có dấu hiệu tăng dần.

Hình 3.8. Khí áp mực biển tại mực mặt đất ngày 22- 28/01/2016

Từ ngày 27/01-28/01 áp cao lạnh lúc địa suy yếu và lệch đông (Các đường đẳng áp dãn nhau và trị số khí áp thay đổi nhỏ hơn so với ngày 26/01). Đường đẳng áp 1020mb đã rút dần lên về phía Bắc.

3.1.3 Kết quả mô phỏng trường đường dòng và trường độ cao địa thế vị trên cao

1) Ngày 22/01/2016

Từ hình 3.9 ta thấy mực 850mb khu vực chịu ảnh hưởng của rìa áp cao lạnh Siberia, và đới gió đông bắc bao trùm lên khu vực. Trên mực 700mb và 500mb chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương với tâm vào khoảng 150N;1100E, tâm được bao quanh bởi đường đẳng cao khép kín.

Từ hình 3.10 ta thấy mực 850mb khu vực chịu ảnh hưởng của rìa áp cao lạnh Siberia, và đới gió đông bắc bao trùm lên khu vực. Trên mực 700mb và 500mb chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương với tâm vào khoảng 150N;1100E, tâm được bao quanh bởi đường đẳng cao khép kín.

3) Ngày 24/01/2016

Từ hình 3.11 ta thấy, ở mực 850mb lúc 00z gió đông bắc vẫn bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam, có sự hội tụ ở phía tây bắc Việt Nam gây ra mưa trên khu vực. Trên mực 700mb, tâm áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương không còn hiện rõ đã bị áp cao lanh Siberia tăng cường và nén xuống phía nam. Nửa phía bắc có gió tây nam khống chế, còn nửa phía nam còn lại có gió đông bắc khống chế. Trên mực 500mb đới gió tây trên cao hoạt động ổn định.

4) Ngày 25/01/2016

Từ hình 3.12 ta thấy, ở mực 850mb, vị trí của áp cao lạnh ít thay đổi so ngày 24/01 và ở đây gió đông bắc vẫn bao trùm lên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Ở đây có vùng hội tụ ở khoảng 250N;980E, gây ra mưa ở trên khu vực. tạo thành xoáy thuận ở phía tây bắc Việt Nam. Trên mực 700mb, nửa phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió tây nam, nửa phía nam có gió đông bắc khống chế. Mực 500mb, đới gió tây hoạt động ổn định.

5) Ngày 26/01/2016

Từ hình 3.13 ta thấy, ở mực 850mb, có sự hội tụ để tạo thành vùng xoáy thuận ở phía tây bắc Việt Nam để có gió đông nam. Mực 700mb, phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió tây nam, không khí lạnh suy yếu kết hợp với rìa của áp cao cận nhiệt đới. Ở 500mb, rãnh thấp trong đới gió tây trên cao đi qua khoảng kinh tuyến 920E, nửa phía Bắc chịu khống chế của đới gió tây nam.

6) Ngày 27/01/2016

Từ hình 3.14 ta thấy, ở mực 850mb, khu vực được bao trùm bởi đới gió đông bắc, áp cao cận nhiệt đới có tâm vào khoảng 270N,1300E tuy nhiên cũng không tác động ảnh hưởng lên khu vực nghiên cứu. Trên mực 700mb, phân tích được của rìa áp cao cận nhiệt đới. Mực 500mb, rãnh trong đới gió tây trên cao kết hợp với rìa của áp cao cận nhiệt đới.

Hình 3.9. Trường đường dòng và độ cao địa thế vị lúc 00z ngày 22/01/16 ở các mực

Hình 3.10 Trường đường dòng và độ cao địa thế vị 00z ngày 23/01/16 ở các mực

Hình 3.11 Trường đường dòng và độ cao địa thế vị 00z ngày 24/01/16 ở các mực 7) Ngày 28/01/2016

Từ hình 3.15 ta thấy, ở mực 850 tâm của áp cao cận nhiệt đới không còn phân tích được trên mực 850mb Mực 700mb tâm của áp cao cận nhiệt đới vào khoảng 240N và 1310E. Ở mực 500mb, đới gió tây trên cao hoạt động ổn định.

Như vậy để có thể gây ra tuyết ở khu vực Sa Pa, trước hết phải có không khí lạnh xâm nhập xuống phía miền Bắc Việt Nam để nền nhiệt giảm xuống đến 00C. uy

nhiên ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam có nhiều ngày nhiệt độ không khí giảm sâu xuống ≤00C nhưng không phải tất cả các ngày đều có tuyết. Đó chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ. Vì vậy điều kiện đủ là hình thành mây St. Để hình thành mây St cần phải có lớp nghịch nhiệt. Vì vậy theo phân tích 3 ngày 24,25,26 ở trên mực 850mb có một xoáy thuận ở phía tây bắc Việt Nam để ở đây có gió đông nam, tạo thành bình lưu nóng và nghịc nhiệt bình lưu hình thành, khi đó mấy St hình thành.

Hình 3.12. Trường đường dòng và độ cao địa thế vị 00z ngày 25/01/16 ở các mực

Hình 3.14 Trường đường dòng và độ cao địa thế vị 00z ngày 27/01/16 ở các mực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng các đợt có tuyết ở sa pa trong năm 2015 2016 bằng mô hình WRF (Trang 32 - 41)