Tổng quan về phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG kế HOẠCH và tổ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH tập HUẤN HƯỚNG dẫn PHÂN LOẠI rác SINH HOẠT tại NGUỒN TRÊN địa bàn THỊ xã HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25)

2.1. Khái niệm về phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn là sự tách riêng các loại rác thải theo đặc tính của chúng trước khi thải bỏ vào các thùng chứa rác khác nhau tạo điều kiên nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.

2.2. Tình hình phân loại rác tại nguồn trên thế giới và ở Việt Nam

* Trên thế giới:

Rác thải luôn là vấn đề quan trọng ở mỗi đô thị, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Cùng với mức sống của người dân ngày càng cao, rác thải cũng ngày càng tăng. Vì vậy xử lý rác đã trở thành một vấn đề bức thiết. Ở các nước phát triển, phân loại và thu gom rác đã trở nên phổ biến. Rác thải sinh hoạt đã được tận dụng một cách hợp lý vừa mang lại lợi ích vừa làm sạch môi trường.

Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp phân loại rác khác nhau, tiểu biểu như Nhật Bản, Singapore, Thụy Điển,…

Hình 1. Thùng phân loại rác ở Nhật Bản

Hình 2. Công nhân Singapore đang phân loại rác * Ở Việt Nam:

Phân loại rác tại nguồn là một vấn đề không còn mới ở Việt Nam. Hơn 10 năm trước đây, ở nhiều địa phương, việc phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu nguồn đã được thực hiện với mong muốn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn thải nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai trên diện rộng. Do thiếu nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như nguồn nhân lực triển khai thực hiện. Thêm vào đó, do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại rác không cao. Công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, không hiệu quả dẫn đến mô hình phân loại rác không đạt được kết quả cao.

Để mô hình phân loại rác tại nguồn thực sự có hiệu quả, cần hình thành hành lang pháp lý liên quan cũng như các quy định về quản lý CTR sinh hoạt, nhân lực, tài chính phục vụ chương trình. Phân loại rác tại nguồn cần thực hiện liên tục, không nóng vội và thay đổi nhận thức người dân không phải ngày một ngày hai, vì thế, công tác tuyên truyền giữ vai trò hết sức quan trọng.

Hình 3. Mô hình phân loại rác thí điểm một số khu vực

2.3. Những lợi ích khi thực hiên phân loại rác tại nguồn

Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao, họ sẽ tự giác hơn trong công tác đóng góp chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách địa phương.

Phân loại rác tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng có thể được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt cao là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải thành phân hữu cơ (phân compost).

Trong thành phần rác thải Việt Nam, tỷ lệ rác thải tái chế và tái sử dụng chiếm một tỷ lệ khá cao. Thực hiện phân loại rác tại nguồn sẽ tiết kiệm ngân sách cho nhà nước một khoản kinh phí rất lớn do không phải chi cho hoạt động tiêu hủy lượng rác thải tái chế này

Hoạt động tái chế giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất, giảm áp lực phải đáp ứng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động tái chế cũng góp phần hạn chế những thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, bảo vệ sức khỏe của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.4. Những khó khăn khi thực hiện phân loại rác tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội. Song đó là những lợi ích mang tính lâu dài, khả năng thuyết phục và chứng minh lợi ích đó cho cộng đồng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy giai đoạn đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn hiệu quả thu được không cao.

Số lượng các thành phần rác thải được tách riêng tương ứng với số lượng thùng rác được tăng lên thêm trong mỗi hộ gia đình, mỗi cơ quan và mỗi khu vực cộng đồng. Hệ thống thu gom và vận chuyển cần phải được thay đổi. Vì vậy, cần phải có một nguồn kinh phí lớn.

Thói quen của người dân sử dụng một thùng hay một bao nilon để chứa tất cả thành phần rác thải sinh hoạt.

Công tác phân loại rác tại nguồn một khi được thực hiện sẽ hạn chế hoạt động của những người thu gom rác. Vì vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể vừa đảm bảo nguồn thu nhập vừa hạn chế những rủi ro cho những đối tượng này.

3. Đặc điểm rác thải ở khu vực

3.1. Nguồn phát sinh

Thị xã Hoàng Mai có diện tích 169,75 km2, dân số năm 2013 là 105.105 người, chiếm 1,03% diện tích và 3,53% dân số toàn tỉnh Nghệ An với 10 đơn vị hành chính (gồm 5 phường: Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Xuân, Mai Hùng và 5 xã: Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Trang). Qua tìm hiểu tài liệu, rác thải ở thị xã Hoàng Mai được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. Các nguồn phát sinh rác thải ở thị xã Hoàng Mai (2013)

STT Nguồn phát sinh Đơn vị Số lượng

1 Dân cư Người 105.105

2 Trường học Trường 32

3 Cơ quan, Văn phòng Cơ sở 100 4 Khu công nghiệp Cơ sở 2

5 Trung tâm Y tế Cơ sở 3

6 Đơn vị quân đội Đơn vị 2

3.2. Thành phần rác thải

Theo thống kê tại các đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/người/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của một người dân cũng vào khoảng 0,5 – 0,65kg rác/người/ngày. Như vậy, với dân số 105.105 (năm 2013) thì lượng rác thải ra 1 ngày của toàn thị xã Hoàng Mai khoảng 52,553 –68,318 tấn rác/ngày.

=> Lượng rác thải ra trung bình 1 ngày của toàn thị xã Hoàng Mai là 60,44tấn rác/ngày.

Thành phần rác thải sinh hoạt của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An như sau:

Bảng 3. Thành phần rác thải ở thị xã Hoàng Mai (2013)

STT Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)

1 Rác thải hữu cơ (thực phẩm dư thừa, rơm, rạ,

xác động vật, vỏ rau củ quả) 72.08

2 Nilon 10.74

3 Nhựa 1.76

4 Giấy 9.02

5 Khác 6.4

4. Hiện trạng hệ thống phân loại rác thải ở khu vực

Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình (số liệu năm 2013) để lấy các thông tin, các hộ gia đình được điều tra nằm trên các xã phường đại diện cho thị xã Hoàng Mai gồm phường Mai Hùng 10 hộ, xã Quỳnh Trang 20 hộ, phường Quỳnh Thiện 10 hộ, phường Quỳnh Dị 20 hộ.

Bảng 4. Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác (2013)

STT Đánh giá việc phân loại rác Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Rất quan trọng 26 43,3

2 Quan trọng 24 40,0

3 Bình thường 5 8,3

5 Rất không quan trọng 1 1,7

6 Tổng 60 100

Bảng 5. Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày trước khi thu gom (2013)

Số hộ phân loại rác Số gia đình (hộ) Tỷ lệ (%)

Không 50 83,3

Có 10 16,7

Tổng 60 100

5. Đề xuất mô hình phân loại và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình

5.1. Những cơ sở cho việc đề xuất mô hình

5.1.1. Cơ sở lý luận

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và kịp với nhịp độ cao trong cả nước, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến hoạt động dân sinh, công nghiệp. Khối lượng chất thải ngày càng tăng nhanh. Phần lớn các khu vực chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và vận hành chưa đúng quy trình nên ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như môi trường.

Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước và tạo cơ sở vững chắc cho thực hiện thành công “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, Đảng và Nhà nước đã tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn mà những cơ quan liên quan từ cấp trung ương đến địa phương phải xem đó là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại hộ gia đình, tái sử dụng chất thải, hạn chế tối đa khối lượng chất thải chôn lấp.

5.1.2. Cơ sở thực tiễn

Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay thì đồng nghĩa với việc lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn.

Thị xã Hoàng Mai mới được tách ra từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2013 theo nghị quyết 47/2013/QĐ – CP của Chính phủ. Thị xã Hoàng Mai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Thanh – Bắc Nghệ được chính phủ phê duyệt là một trong 3 cụm tăng trưởng của tỉnh Nghệ An (nghị quyết 47/2013/NQ – CP), là địa bàn rộng, có đường quốc lộ 1A huyết mạch đi qua, đang thu hút các nhà đầu tư, quá trình phát triển hóa công nghiệp. Vì vậy kèm theo nhu cầu tiêu dùng lớn làm gia tăng lượng rác thải. Rác thải sinh hoạt của người dân ngày càng nhiều và thải ra môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường, quá sức tải của môi trường. Một trong những phương pháp được xem là có hiệu quả với thực tế ấy chính là phân loại rác tại nguồn.

5.2. Đề xuất mô hình

Xuất phát từ yêu cầu bức thiết của lý luận thực tiễn, tôi tiến hành đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn như sau:

Hình 4. Môi hình phân loại rác tại nguồn ở thị xã Hoàng Mai

Rác thải sẽ được phân loại ngay tại nguồn phát sinh thành 2 loại:

 Rác hữu cơ: thức ăn thừa và hư hỏng; sản phẩm từ quá trình làm bếp nấu nướng; cành cây hoa lá trang trí trong nhà…

 Rác vô cơ: nhựa; giấy; bao nilon; lon đồ hộp…

Đề xuất thiết bị tồn trữ và phân loại rác tại nguồn được thực hiên như sau: sẽ sử dụng 02 thùng chứa, 01 thùng đựng chất hữu cơ, 01 thùng đựng chất vô cơ. Hai thùng

chuyển lên xe thu gom. Hai thùng này được sơn 02 màu khác nhau, thùng màu xanh cho rác hữu cơ và thùng màu cam cho rác vô cơ được in biểu tượng về loại rác cần phân loại mỗi thùng. Đối với chất liệu làm thùng, đề xuất sử dụng nhựa PE (polyetylen), nên sử dụng loại thùng rác có chân đạp tiện dụng cho việc bỏ rác vào và lấy rác ra đồng thời đảm bảo vệ sinh.

Trong các thùng hoặc chỉ đối với thùng chứa chất hữu cơ phải được trang bị túi PE hoặc polimer có khả năng phân hủy sinh học, túi màu xanh đối với rác hữu cơ, túi màu cam đối với rác vô cơ, đối với những hộ có diện tích nhà nhỏ thì có thể chỉ dùng túi PE.

Mục đích của việc sử dụng loại túi này là không cần xé túi khi chôn vì thời gian phân hủy của loại túi này rất ngắn (từ 2 tháng đến 1 năm tùy loại túi). Qua nghiên cứu kết quả khảo sát thực tế về khối lượng rác thải cũng như thành phần rác của mỗi hộ gia đình, tôi đề xuất dung tích của thùng chứa rác là loại thùng 12 lít.

Đối với xe chứa rác sẽ được thiết kế thành 02 ngăn để chứa 2 loại rác khác nhau. Mô hình và thời gian thu gom vẫn như hiện nay

Rác sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý rác, ở đây mỗi loại rác sẽ được tiếp tục phân loại lần 02 để loại bỏ những thành phần tạp chất. Sau khi loại bỏ tạp chất, rác hữu cơ sẽ được chuyển vào dây chuyền sản xuất phân compost, những thành phần có thể tái chế và tái sử dụng được đưa vào quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới. Phần tạp chất bị loại ra sau lần phân loại thứ hai được chuyển về bãi chôn lấp.

Khi khả năng phân loại của người dân ngày càng cao thì bước phân loại thứ hai tại nhà máy xử lý sẽ giảm dần, tiết kiệm chi phí phân loại cho nhà máy.

5.3. Những giải pháp cho việc áp dụng mô hình

Để mô hình trên được áp dụng vào khu vực, tôi đề xuất các giải pháp sau:

- Chính quyền địa phương cần thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình phân loại thông qua việc xây dựng khung chính sách hỗ trợ và các quy trình về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. Kết hợp với các sở ban ngành liên quan xây dựng quy trình hướng dẫn cách thức phân loại, lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải.

- Các thành phần cộng đồng trên địa bàn sẽ phải tham gia vào chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn cũng như mức độ tham gia tương ứng.

Triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý chất thải. Ngoài những hình thức truyền thông đại

chúng mang tính phong trào cần phải chú trọng công tác vãng gia, tiếp cận cá nhân nhằm giám sát được các tình huống xảy ra trong quá trình người dân thực hiện đề có thể kịp thời hiệu chỉnh đối với những đề xuất của cộng đồng giúp cho chương trình truyền thông có hiệu quả hơn.

Lực lượng nòng cốt cho tuyên truyền và thực hiện chương trình: - Đội vệ sinh môi trường thị xã

- Đoàn thanh niên

- Tổ trưởng, tổ phó các tổ dân cư, trưởng xóm - Hội phụ nữ, hội nông dân.

Đối tượng chủ đạo: phụ nữ, học sinh, sinh viên. Hình thức tuyên truyền:

- Họp, phát động phong trào thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt.

- In ấn áp phích, pano, tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, giấy cam kết thực hiện đúng những quy chế của thu gom, phân loại.

- Cử cán bộ phong trào (phụ nữ hoặc học sinh, sinh viên, đoàn thanh niên tình nguyện) đi giám sát nhắc nhở, động viên người dân tham gia chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần dần có thói quen về công việc này.

- Kêu gọi sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc thực hiện, nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện.

5.4. Đề xuất quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn

5.4.1. Tồn trữ và phân loại

 Hộ gia đình

Mỗi hộ gia đình được cấp miễn phí 02 thùng rác và túi nilon đựng rác.

Rác thải khi sinh ra sẽ được tách vào 2 thùng chứa ngay lúc xả rác hay khi làm vệ sinh nhà cửa.

Thùng màu xanh và túi nilon màu xanh: chứa rác hữu cơ Thùng màu cam và túi nilon màu cam: chứa rác vô cơ

Trong thời gian đầu công tác tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra, nhắc nhở phải thực hiện chặt chẽ vì có thể do chưa quen người dân có nhầm lẫn trong phân loại.

 Trường học

Cũng như đối với hộ gia đình rác được phân thành 2 loại và chứa trong 2 thùng riêng biệt

Thùng màu xanh và túi nilon màu xanh: chứa rác hữu cơ Thùng màu cam và túi nilon màu cam: chứa rác vô cơ

Công tác tuyên truyền hướng dẫn cho học sinh sẽ do các thầy cô trong trường đảm trách.

 Cơ sở, văn phòng làm việc

Tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng mà dung tích thùng chứa rác khác nhau. Thùng và túi nilon đựng rác sẽ do các đơn vị tự trang bị nhưng phải theo chuẩn của chương trình phân loại.

Rác cũng được chia ra làm 2 loại: màu xanh với rác hữu cơ và màu cam đối với rác vô cơ.

 Rác chợ

Hầu hết các sạp kinh doanh chỉ quan tâm đến việc buôn bán của họ, mặt khác

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG kế HOẠCH và tổ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH tập HUẤN HƯỚNG dẫn PHÂN LOẠI rác SINH HOẠT tại NGUỒN TRÊN địa bàn THỊ xã HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w