Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững.

Một phần của tài liệu QUẢN LY NHA NUOC VE KINH TE vai trò kinh tế của nhà nước việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiểu luận cao học (Trang 30 - 31)

Trên cơ sở những mục tiêu chiến lược tổng quát trên đây, trong những năm trước mắt, vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để chống tụt hậu xa là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Để đạt một tốc độ cao trong thời gian dài như vậy là hết sức khó khăn. Tuy nhiên đó là con đường duy nhất để đưa đất nước ta tiến kịp các nước trong khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ này trước hết Việt Nam cần phải có một chiến lược tăng trưởng năng động sáng tạo hợp với điều kiện Việt Nam trong điều kiện phát triển sôi động của thế giới hiện nay.

Vấn đề có ý nghĩa quyết định để có thể tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là phải đảm bảo các điều kiện về giải quyết các mối liên hệ trong quá trình tăng trưởng. Những điều kiện và các mối liên hệ này là:

Một là nguồn vốn: muốn có tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nước ta đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn .Vấn đề có ý nghĩa quyết định ở đây là phải có những giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước .Đối với vốn đầu tư trong nước trước hết việc huy động vốn đầu tư phải gắn liền với chính sách thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp vào đầu tư. Để có vốn đầu tư trong nước cần phải: có chính sách tiết kiệm trong cả nước, coi tiết kiệm là quốc sách, tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng; tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước; tăng cường các biện pháp kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát… Đối với vốn vay của nước ngoài cần: Kết hợp chặt chẽ các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp khi xây dựng các dự án để thu hút vốn nước ngoài; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cho phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời đảm bảo thủ tục gọn nhẹ…

Hai là về công nghệ: phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của đất nước, rút ngắn khoảng cách lạc hậu giữa nước ta với các nước, phải gắn chặt quá trình chuyển giao công nghệ, quá trình phát triển khoa học công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chuyển giao công nghệ với mọi thành phần kinh tế, đảm bảo có được những công nghệ vừa tiên tiến lại vừa phù hợp với yêu cầu trình độ phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển giao công nghệ phải gắn với bảo vệ môi trường, phải được Nhà nước quản lý chặt chẽ.

Ba là về lao động: đảm bảo cho mọi lao động có việc làm; tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao kỷ luật lao động trong công nhân, truyền thống và tinh thần quyết tâm lao động sản xuất để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn phải được thấm sâu vào từng người lao động.

Bốn là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa tăng trưởng với dân số, tăng trưởng với phân phối thu nhập, với thị trường …

Một phần của tài liệu QUẢN LY NHA NUOC VE KINH TE vai trò kinh tế của nhà nước việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiểu luận cao học (Trang 30 - 31)