V/ Các phụ kiện
6. Cấu trúc chương trình điều khiển
3.5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG
Bộ đọc thời gian thực: Dùng READ_RTC (Hình 1)
Các ô nhớ từ MW12-MW0 tương ứng: Năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, thứ. Dùng ô nhớ đọc giờ: MW6 đề so sánh, MW6 >= 6 (6h) và MW6 <=21(đến 21h59’59’’)
Tiếp điểm SM0.0 cấp điện liên tục cho bộ đếm giờ.
Mạch điều khiển mở cổng: +Tự động từ 6h-22h:
Ấn nút IN để khởi động hệ thống mở cửa tự động. Hình 2
Khi xe vào sát cửa, sẽ chắn cảm biến vào sẽ cấp tín hiệu chuyển trạng thái lên 1 cho I0.2-CB1, cấp điện cho trung gian V1.2-CBV. Do cửa đang đóng nên công tắc HTP1-I0.4 chưa tác động, cửa mở (OPEN1-Q0.0) ra đồng thời Timer TOF- T40 có điện, mở tiếp điểm thường đóng T40, cửa mở đến khi chạm công tắc hành trình HTP1 thì đừng lại và giữ nguyên.
Xe tiến vào hết chắn cảm biến, trung gian V1.2-CBV mất điện, tiếp điểm thường đóng V1.2-CBV đóng lại.Timer đọc thời gian sau 3sđóng tiếp điểm T40. (Cửa đang mở nên công tắc hành trình THT1-I0.3 chưa tác động tiếp điểm thường đóng của nó đóng lại.).Cửa đóng lại đến khi chạm công tắc HTT1 thì dừng và giữ nguyên.
Hình 2
Mỗi lần xe vào bộ đếm C0 sẽ đếm 1 lần.
Từ 22h00’ đến 6h00’ hôm sau thì trung gian M0.0 mất điện, hoặc nếu nv Bả o vệ k muốn cho xe vào ấn nút ST1-I0.1 thì trung gian V1.1 mất điện, mở các tiếp điểm M0.0 hoặc V1.1 tại Network5 và Network7 ra (Hình 2), các tiếp điểm M0.0 hoặc V1.1 tại Network13 đóng lại (Hình 3) trung gian V1.3 có điện. Hệ thống đóng, mở cửa k hoạt động (cửa luôn đóng).
Lúc này hệ thống Cảnh Báo Cổng Vào sẽ hoạt động: Hình 3
Hình 3
Nếu có người đột nhập, cảm biến vào sẽ quét được, CBV-V1.2 đóng lại, Q0.2-CANHBAOVAO có điện, đóng duy trì.
Hệ thống cảnh báo bằng đèn, còi…hoạt động, timer T42 đếm. Cảnh báo trong 60s. Nếu V1.2-CBV vẫn còn thì đèn/còi cảnh báo vẫn hoạt động đến khi V1.2- CBV hết tác động.
Mạch điều khiển đóng cổng tự động cửa vào và mạch cảnh báo cửa vào hoạt động tương tự
CHƯƠNG 4: BẢO VỆ ĐỘNG CƠ ĐÓNG, MỞ 1.Chống mất pha.
Ứng dụng relay bảo vệ mất pha, đảo pha MX100 của Mikro (Malaisia)
Chuyện mất pha trong hệ thống điện 3 pha gây ra những hậu quả lớn không còn lạ gì với cuộc sống.
a). Bảo vệ mất pha và đảo pha trong hệ thống điện.
- Bảo vệ mất pha dùng chủ yếu cho các tải 3 pha mà tại đó nếu mật 1 trong 3 pha thì sẽ gây ra sự hoạt động sai ví dụ khi động cơ 3 pha mất 1 pha thì dễ cháy, chỉnh lưu 3 pha nếu mất 1 pha thì điện áp DC ra bị thay đổi, ở đề tài này khi động cơ bị mất pha có thể cửa được đóng rất chậm hay kẹt không đóng đươc. - Bảo vệ đảo pha sử dụng trong trường hợp động cơ 3 pha truyền động trong các hệ thống mà chiều quay đã đươc ấn định và sẽ gây hư hỏng nếu nhấn nút chạy thuận mà động cơ lại chạy ngược. Việc đảo pha chỉ có thể xảy ra khi tiến hành sửa chữa, thay thế máy biến áp, đường dây.
b). Relay bảo vệ mất pha, đảo pha Mikro MX 100A.
- Ở trạng thái không cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng. - Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm 1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực khi ta sử dụng role này.
- Nếu mất ít nhất 1 pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra, đèn báo tiếp điểm tắt hoặc đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp điểm 1-3 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại
c). Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng công tắc tơ.
Lấy ví dụ mạch khởi động động cơ. Mạch không sử dụng role bảo vệ mất pha, đảo pha có sơ đồ như sau.