Bảng 3.8. Liên quan giữa KPCD thành công với tuổi sản phụ Kết quả Tuổi sản phụ Thành công Thất bại OR (95%CI) n % n % < 20 20-24 25-29 30-34 ≥ 35 N Nhận xét:
3.3.2. Liên quan giữa khởi phát chuyển dạ thành công với số lần sinh
Bảng 3.9. Liên quan giữa KPCD thành công với số lần sinh Kết quả Số lần Thành công Thất bại OR (95%CI) n % n % Con so Con rạ Tổng số Nhận xét:
3.3.3. Liên quan khởi phát chuyển dạ thành công với tuổi thai
Bảng 3.10. Liên quan giữa KPCD thành công với tuổi thai Kết quả Tuổi thai Thành công Thất bại OR (95%CI) n % n % Tuần 41
Kết quả Tuổi thai Thành công Thất bại OR (95%CI) Tuần 42 Tổng số Nhận xét:
3.3.4. Liên quan giữa khởi phát chuyển dạ thành công với chỉ số Bishop trước khi đặt bóng.
Bảng 3. 11. Liên quan KPCD thành công với chỉ số Bishop trước khi đặt bóng Kết quả CS Bishop Thành công Thất bại OR (95%CI) n % n % < 3 ≥ 3 Tổng Nhận xét:
3.3.5. Liên quan giữa dùng thuốc làm mềm cổ tử cung (Norspa, Buscopan) với kết quả KPCD
Bảng 3.12. Liên quan giữa dùng thuốc làm mềm CTC với kết quả KPCD
Kết quả Thuốc Thành công Thất bại OR (95%CI) n % n % Có dùng Không dùng Tổng số Nhận xét:
Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Hoạt động Thời gian
thực hiện
Nhân lực/người
chịu trách nhiệm Ngày công
Hoàn thiện đề cương nghiên cứu Từ 1/1 đến 17/01/2020 GV hướng dẫn Nhóm nghiên cứu 1x10 = 10 ngày 7x2 = 14 ngày Hoàn tất thủ tục hành chính với bệnh viện (xin phép triển khai)
Từ 18/1 đến 31/1/2020 GV hướng dẫn Thư ký 1x1 = 1 ngày 1x1 = 1 ngày Tập huấn các cán bộ
tham gia nghiên cứu
Từ 1/2 đến 14/2/2020 GV hướng dẫn Nhóm nghiên cứu 1x3 = 3 ngày 7x3 = 21 ngày Tiến hành nghiên cứu
và thu thập số liệu
Từ 15/2 đến 14/11/2020
Nhóm nghiên cứu 1x273 = 273 ngày Xử lý số liệu Từ 15/11 đến 31/11/2020 GV hướng dẫn Nhóm nghiên cứu 1x10 = 10 ngày 7x 10 = 70 ngày Phân tích số liệu đã xử
lý, viết nháp báo cáo
Từ 1/12 đến 14/12/2020 GV hướng dẫn Nhóm nghiên cứu 1x 10 = 10 ngày 7x 10 = 70 ngày Thảo luận và hoàn
thiện báo cáo
Từ 15/12 đến 31/12/2020 GV hướng dẫn Nhóm nghiên cứu Thư ký 1x3 = 3 ngày 7x3 = 21 ngày 1x3 = 3 ngày
DỰ TRÙ KINH PHÍ
Nội dung chi Diễn giải chi Thành tiền
Chi phí nhân công
Chuẩn bị đề cương 100.000đ/công x 10 công 1.000.000đ Tập huấn và giám sát 100.000đ/công x 10 công 1.000.000đ Thu thập số liệu 50.000đ/phiếu x 100 phiếu 5.000.000đ Viết báo cáo 200.000đ/công x 10 công 1.000.000 Chi trang thiết bị, cơ sở vật chất
Sonde foley 10.000đ/chiếc x 100 chiếc 1.000.000đ
Chỉ lanh 5.000đ/sợi x 100 sợi 500.000đ
Văn phòng phẩm 500.000đ
Chi phí khác
Photo tài liệu 500.000đ
In ấn 500.000đ
Điện thoại 100.000đ/người x 7 người 700.000đ
Chi phí phát sinh 5% tổng chi phí 600.000d
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
1. Họ và tên ……. 2.Tuổi ………… 3. Nghề nghiệp
1.Công chức 2.Tự do 3. Làm ruộng 4. Công nhân 4. Ngày vào viện:
5. Số lần sinh 1. Con so 2.con rạ 7. Tuổi thai: 1. Tuần 41 2. tuần 42 9. Chỉ số Bishop trước khi gây chuyển dạ: 10. Dùng thuốc giảm co: 1. Có 2. Không 11. Kết quả đặt bóng: 1. Thành công 2. Thất bại 12. Nguyên nhân thất bại
1. Thai suy 2. CTC không tiến triển 3. Cơn co cường tính
PHỤ LỤC 2
THỦ THUẬT ĐẶT BÓNG CỔ TỬ CUNG GÂY CHUYỂN DẠ I.CHỈ ĐỊNH
1. Thai quá ngày sinh (thai từ 40 tuần 1/7 ngày trở đi) 2.Tăng huyết áp, tiền sản giật nhẹ.
3.Đái đường thai nghén, đái đường typ II. 4.Thai chậm phát triển trong tử cung. 5.Thai thiểu ối.
6.Lý do xã hội: sản phụ lo lắng, nhà sản phụ ở xa bệnh viện…
II.CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
1.Màng ối rách: ối vỡ sớm, ối vỡ non.
2.Ngôi thai bất thường: ngôi vai, ngôi ngược, ngôi chếch. 3.Tiền sử có mổ ở tử cung: mổ đẻ cũ, mổ bóc u xơ tử cung… 4.Bất thường tim thai khi theo dõi bằng máy Monitoring.
5.Rau thai bất thường: rau tiền đạo, rau bám mép, rau bong non. 6.Ung thư cổ tử cung.
7.Viêm âm đạo: kiểm tra âm đạo có nhiều khí hư.
8.Trường hợp có chống chỉ định đẻ đường âm đạo: suy tim, suy gan, suy thận, bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục…
9. Nhiễm khuẩn toàn thân.
III. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
- Thăm khám thai phụ để khẳng định chắc chắn người bệnh đủ điều kiện dùng bóng gây chuyển dạ:
+ Một thai sống, ngôi chỏm + Tuổi thai ≥ 34 tuần
+ Màng ối còn nguyên vẹn
+ Chỉ số Bishop cổ tử cung < 6 điểm
+ Không có nhiễm khuẩn toàn thân: không sốt, xét nghiệm máu bạch cầu < 14 G/l, CRP < 12 mg/l.
+ Không có viêm âm đạo: âm đạo sạch, không có khí hư hoặc có ít khí hư
- Giải thích cho người bệnh về lợi ích, tác dụng không mong muốn của đặt bóng và cho người bệnh ký bản cam kết đồng ý thực hiện kỹ thuật.
2. Trang thiết bị:
- Thông Foley 3 chạc số 24: 01 cái - Kẹp rốn: 1 cái
- Chỉ lanh: 01 sợi
- Bơm tiêm cỡ 50 ml: 01 cái - Nước muối sinh lý: 01 chai - Povidin sát khuẩn: 20 ml - Gạc vô khuẩn: 01 gói
- Bộ dụng cụ sát khuẩn có mỏ vịt:01 bộ - Băng dính: 10 cm.
- Găng tay khám: 02 đôi
3. Nhân lực
-Bác sỹ sản khoa:01 người có chứng chỉ hành nghề sản phụ khoa -Hộ sinh: 01 người
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1: Đưa thai phụ ra bàn đẻ, hướng dẫn người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.
Bước 2: Tạo ống thông hai bóng
Bước 3: Sát khuẩn âm hộ, âm đạo. Đặt mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung
Bước 4: Đưa bóng qua âm đạo và lỗ cổ tử cung cho đến khi cả hai bóng nằm ở lỗ trong cổtử cung.
Bước 5: Bơm phồng bóng thứ nhất - bóng tử cung bằng 80 ml nước muối sinh lý qua nhánh thẳng ống thông không có van trong khi kẹp nhánh ống thông không có van còn lại bằng panh để tránh nước chảy ngược từ bóng tử cung ra ngoài. Kẹp hai nhánh ống thông không có van lại.
Bước 6:Kéo ống thông ngược ra ngoài cho đến khi bóng tử cung nằm áp sát lỗ trong cổ tử cung, và quan sát thấy bóng âm đạo nằm ở ngay lỗ ngoài cổ tử cung.
Bước 7: Bơm 30 ml nước muối sinh lý quan lỗvan ống thông màu đỏ làm phồng bóng âm đạo - cổ tử cung lên, rồi tháo mỏ vịt ra bơm tiếp 50 ml cho đủ 80 ml.
Bước 8:Kẹp ống thông ở phía ngoài âm hộ bằng chỉ hoặc kẹp rốn.
Bước 9: Cố định phần ống thông ở phía ngoài âm hộ vào một bên đùi người bệnh. Để người bệnh đi lại, sinh hoạt bình thường và thông báo nếu thấy dấu hiệu bất thường.
V. THEO DÕI, XỬ TRÍ SAU ĐẶT BÓNG
- Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng máy trong 30 phút, nếu tim thai bình thường cho người bệnh về phòng chờ sinh, nếu thai suy thì tháo bóng và mổ lấy thai ngay.
- Thời gian tháo bóng: tối đa cho phép là sau 12 giờ nếu bóng chưa tụt. Sau đó gây chuyển dạ tiếp bằng truyền oxytocin tĩnh mạch chậm nếu không có nhiễm khuẩn, không có thai suy.
- Bất kỳ khi nào ối vỡ trong thời gian đặt bóng cũng phải tháo bóng ngay, đưa người bệnh ra phòng sinh đánh giá lại toàn trạng, độ mở cổ tử cung, tim thai rồi truyền oxytocin tiếp gây chuyển dạ nếu tim thai tốt.
- Theo dõi về:
+ Mạch, huyết áp, nhiệt độ: 4 giờ/ 1 lần + Cơn co tử cung, tim thai: 4 giờ/ 1 lần + Thăm khám âm đạo, cổ tử cung: 6 giờ/ 1 lần.
* Chỉ định và cách tháo bóng
1.Chỉ định tháo bóng: được thực hiệntrong những trường hợp sau. - Hết thời gian: 12 giờ đặt nếu bóng không tụt thì tháo bóng - Bóng tự tụt trước 12 giờ
-Vỡ màng ối đột ngột.
- Chuyển dạ thực sự (CCTC tần số 4, CTC mở ≥ 3cm). - Có dấu hiệu thai suy.
- Có dấu hiệu nhiễm khuẩn: mẹ sốt, xét nghiệm CRP tăng, công thức bạch cầu tăng cao.
2.Cách tháo bóng
- Dùng kéo cắt ngang đoạn ống thông ở ngoài âm hộ để nước trong hai bóng chảy ra ngoài làm xẹp bóng, rồi rút bóng ra, sát khuẩn lại âm đạo bằng povidin.
VI.BIẾN CHỨNG, TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ 1. Mổ lấy thai:
Tiêu chuẩn chẩn đoán làm mềm, mở cổ tử cung thất bại là khi cổ tử cung mở nhỏ hơn 3cm (< 3cm) sau thời gian 12 giờ đặt bóng, và cuộc chuyển dạ ngừng tiến triển là khi cổ tử cung không mở thêm sau bốn giờ theo dõi với cơn co tử cung phù hợp.
2. Cơn co tử cung cường tính:Ít gặp
3. Sinh non:
Nếu không ước tính tuổi thai chính xác trước khi tiến hành gây chuyển dạ.Vì vậy phải xác định chính xác tuổi thai dựa vào kinh cuối cùng nếu đều hoặc dựa vào siêu âm ba tháng đầu nếu kinh nguyệt không đều.
4. Sa dây rốn:
Nguy cơ tiềm ẩn tại thời điểm làm rách màng ối trong gây chuyển dạ, ít gặp.
5. Suy thai:
Ít gặp.
Xử trí: mổ cấp cứu lấy thai.
6. Vỡ tử cung: Hiếm gặp.
7. Nhiễm trùng:
Do chuyển dạ thường kéo dài có thể gây nhiễm trùng cho người bệnh và thai nhi nhất là trong những trường hợp ối vỡ lâu.
Xử trí: cho kháng sinh dự phòng uống ngay từ khi đặt bóng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jack Atad, Hallak M, Ben-David Y, et al (1997). Ripening and dilatation of the unfavourable cervix for induction of labour by a double balloon device:Experience with 250 cases, Br J Obstet Gynaecol, Vol.104(1), p.29-32. 2. Lê Thiện Thái, Đoàn Thị Phương Lam (2015). “Nhận xét hiệu quả gây
chuyển dạ của bóng Cook cải tiến vào ống cổ tử cung”. Tạp chí sản phụ khoa,11(3), 45-47.
3. Bộ Y Tế (2009). ”Thai quá ngày sinh”. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr.287-289.
4. Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2012). “Sinh lý chuyển dạ”. Sản phụ khoa, bài giảng cho sinh viên sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.107-118. 5. Danforth K.S.,et al (2008). “Prospective randomised controlled trial to compare
safthy and efficacy with intracervical Cerviprime for induction of labor with unfavorable cervix”. J Obstet Gynecol, Vol.28(3), p.294-297.
6. Cromi et al (2012). “A randomized trial of preinduction cervical ripening: Dinoprostone vaginal insert versus double-balloon catheter”. Am J Obstet Gynecol, Vol.207(2), p.125.e1-7.
7. Lý Viết Dũng (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp xử trí thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trong 2 năm 2009-2010, Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hà Nội.
8. Phan Trường Duyệt (2004). ”Nghiên cứu phương pháp theo dõi thai quá ngày sinh”. Tạp chí y học Việt Nam, 52-56.
9. Dyson DC. Et al (1987). “Management of prolonged pregnancy: induction of labor versus antepartum fetal testing”. Am J Obstet Gynecol, Vol.156 (4), 928 - 934.
10. Olav-Andre Klefstad(2014). “A more liberal approach towards induction of labour in prolonged pregnancy does not result in an adverse labour outcome”.
Danish Medical Journal, vol.36, 56-59.
11. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (1996), “Thai quá ngày sinh”. Hướng dẫn sản phụ khoa (1), tr.487-492.
12. Di Carlo C (2014). ” Maternal - fetal outcomes in prolonged pregnancy”. Am Obstet Gynecol, 161 (4), 916 - 920.
13. Phạm Thị Yến (2017). Nghiên cứu kết quả khởi phát chuyển dạ ở thai đủ tháng tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương, luận văn bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
14. Mạch Văn Trường (2018). Đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ bằng đặt bóng Cook trên thai quá ngày dự kiến sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 7/2017- 3/2018, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. World Health Organization (2011). “Recommendation for Induction of labor”.
Geneva: WHO Publications.
16. Thomas J (2014).”Vaginal prostaglandin for induction of labour at term”.
Cochrane Database Syst Rev, CD003101.pub3.
17. Hồ Thái Phong (2011). “ So sánh hiệu quả của tách màng ối và đặt sonde foley qua cổ tử cung trong khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày sinh”. Kỷ yếu hội nghị khoa học bệnh viện An Giang,78-80.
18. Marroquin GA, Tudorica N, Salafia CM et al (2013).” Introduction of labor at 41 weeks of pregnancy among primiparas with an unfavorable Bishop score”.
Arch Gynecol Obstet, 288(5): 989-93Bishop, Edward H.M.D, F.A.C.O.G. (1964),“Pelvic Scoring for Elective Induction”, Obstetrics & Gynecology,24(2), 266-268.
19. Lee H.Y(2016). “A Randomised double - blind study of vaginal misoprostol vs dinoprostone for cervical ripening and labor induction in prolonged pregnancy”. Singapore. Med. J.,38 (7), pp 292 - 294.
20. Zhang L, Liu XH, Wei Q, Bian C, Peng B, Yao Q. “Eficacy of double- balloon catheter for cervical ripening and labor induction”. Sichuan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban 203 May; 44(3): 497-501.
21. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2015), Nghiên cứu hiệu quả gây chuyển dạ ở thai phụ có tuổi thai trên 40 tuần trong 2 năm 2004 và 2014 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội..
BỘ MÔN THỐNG KÊ – TIN HỌC Y HỌC
VIÊN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
---
Phòng 405, tầng 5 nhà A7, Đại học Y Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng