CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2.1.2 Các dấu hiệu tắc mạch:
Trong nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng về huyết khối tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất: có 17,1% số bệnh nhân có biểu hiên tắc tĩnh mạch: tĩnh mạch chi trên (5,7%), chi dưới (5,7%)và mạch cảnh(5,7%), chỉ có một
bênh nhân có tắc mạch não ( nhồi máu não), chiếm 2,8%,chúng tôi không gặp bệnh nhân nào tắc mạch phổi, mạch tim, mạch mắt, mạch thận…kết quả này của chúng tôi thấp hơn và có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: R.Cervera va cộng sự: huyết khối tĩnh mạch sâu chiếm 31,7%, cơn đột quỵ chiếm 13,1%, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim lần lượt là 9% và 2,8%[18]. Nghiên cứu của Tadej Avcin và cộng sự: huyết khối tĩnh mạch sâu là 74%, huyết khối động mạch là 39%.[21].
Theo chúng tôi kết quả của chúng tôi thấp hơn vì phương tiện chẩn đoán của nước ta còn nhiều hạn chế hơn nước ngoài, cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ và các bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu được tiếp cận tại trung tâm dị ứng nên các bệnh nhân có biểu hiện về tắc mạch sẽ hạn chế, do bệnh nhân có thể đến trung tâm hô hấp, tim mạch khi, thần kinh…khi bệnh nhân có các biểu hiện tổn thương tại các cơ quan đó. Mà chủ yếu sẽ gặp các dấu hiệu bệnh nhẹ hơn: huyết khối tĩnh mạch hay tổn thương trên da và thời gian nghiên cứu của chúng tôi là ngắn nên cũng làm hạn chế kết quả nghiên cứu.
Các biểu hiện về da, trong nghiên cứu của chúng tôi có 14,2% số bênh nhân có vết loét và 5,7% có hoại tử đầu chi cao hơn so với kết quả của R.Cervera và cs có tỷ lệ bệnh nhân có vết loét và hoại tử đầu chi là 3,9% và 1,9%.[18]. Và chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có triệu chứng viêm tổ chức lưới, trong khi nó là triệu chứng này chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của các tác giả trên: R.Cervera và cs (24,1%) [18], Tadej Avcin và cs (7%) [21]. Có thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi ít và thời gian nghiên cứu ngắn nên không gặp được bệnh nhân có triệu chứng này.