Xây dựng thương hiệu và tăng cường uy tín của SCIC; Xây dựng các quy tắc, quy trình làm việc rõ ràng; Xây dựng bộ chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp; Trang bị và cung cấp đầy đủ các thiết bị làm việc; Tổ chức các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua. Tăng cường tổ chức đối thoại định kỳ giữa Ban lãnh đạo với cán bộ nhân viên; Thiết kế chính sách khen thưởng phong phú.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Luận văn đã xác định rõ phát triển nguồn nhân lực là yếu tố thành công của một tổ chức trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong hội nhập nói riêng.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng, luận văn đã chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực của SCIC và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, thông qua lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của SCIC.
Trong khuôn khổ những giới hạn cho phép, tác giả đã vận dụng kiến thức lý luận tiếp thu được t tài liệu, nhà trường, đi sâu tìm hiểu điều tra, khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá và bước đầu đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại SCIC. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phức tạp nên cần có sự nghiên cứu mở rộng và sâu sắc hơn nữa. Bên cạnh đó, do thời gian thực hiện luận văn hạn chế, trong khi trình độ và khả năng của tác giả lại có hạn, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả chân thành mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý hơn nữa của các thầy/cô và đồng nghiệp, bạn đọc để tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài này góp phần thiết thực vào sự phát triển của SCIC.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS Nguyễn Trường Sơn cùng các thầy/cô trong Khoa đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này./.