Xây dựng quy trình lập kế hoạch vật tư thiết bị

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Điện lực Quảng Bình (Trang 25 - 27)

Bước 1: Xác định cơ sở, điều kiện để lập kế hoạch VTTB

hằng năm

Bước 2: Xác định nhu cầu VTTB.

Bước 3: Cân đối sử dụng VTTB tồn kho

Bước 4: Tổng hợp nhu cầu VTTB của các công trình

Bước 5: Phân chia gói thầu mua sắm VTTB

b. Nâng cao quản lý công tác mua sắm VTTB

c. Thường xuyên theo dõi, đánh giá và quản lý các vật tư

thiết bị thu hồi.

d. Đẩy mạnh công tác kiểm kê VTTB thường xuyên, nghiêm

túc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định hướng sử dụng vốn lưu động của Công ty Điện lực Quảng Bình là quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn EVNCPC đã đầu tư tại QBPC, tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển QBPC. Với các chiến lược phát triển của Công ty cũng như định hướng sử dụng VLĐ, và dựa trên nhưng hạn chế cũng như các nguyên nhân trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại QBPC, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị gắn liền với các hạn chế đó cho từng bộ phận của Vốn lưu động.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động kém hiệu quả của rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước thì đề tài này lại càng mang tính thời sự, đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của bản thân các doanh nghiệp, của Đảng, Nhà nước.

Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Việc quản lý, sử dụng vốn như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như đến sự thành bài của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt và gay gắt. Vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường, để thúc đẩy quá trình kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động được sử dụng một cách tối ưu, hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn cũng như dư thừa, lãng phí vốn trong quá trình kinh doanh.

Với thời gian làm việc tại Công ty, bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vòa điều kiện cụ thể của Công ty đa cho tôi cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Dựa vào đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Điện lực Quảng Bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)