2.1 Chính sách thu hút đầu tư từ bên ngoài
Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào thị trường nước mình. Cùng với quá trình phục hồi kinh tế và thực hiện chính sách Abenomics, Nhật Bản đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài từ nhiều khu vực trên thế giới, điển hình là tại châu Á, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản đều bình đẳng, các địa phương Nhật Bản không ưu đãi về thuế, song có thể có những chương trình hỗ trợ khác trong đầu tư ban đầu như hỗ trợ kinh phí. Ví dụ, tỉnh Kagawa có thể hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đến 2 triệu yên để làm các thủ tục, tạo cơ sở kinh doanh bước đầu.
Ví dụ như ở Việt Nam, ngoài việc xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam thông thường, JETRO (Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản) còn có Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ngược trở lại Nhật Bản. Khi có nguyện vọng đầu tư sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam được hỗ trợ trong việc mở văn phòng đại diện, lập chi nhánh, công ty con hoặc pháp nhân tại Nhật và các dịch vụ khác hoàn toàn miễn phí. Cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác, doanh nghiệp Việt khi đầu tư sang Nhật sẽ được cung cấp văn phòng tạm thời trong vòng 50 ngày làm việc tại Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp (IBSC) được đặt tại 6 thành phố lớn là Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Fukuoka.
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cung cấp nhiều sự hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản. Hầu hết các khoản hỗ trợ đều có dưới hình thức “ các khoản vay đầu tư nước ngoài” có thể cung cấp cho các công ty Nhật Bản ( các nhà đầu tư), các chi nhánh ở Nhật Bản ( bao gồm liên doanh) và các chính phủ nước ngoài để hỗ trợ các dự án nội dung tiếng Nhật. JBIC thường tìm cách hỗ trợ các dự án FDI ra nước ngoài nhằm mục đích phát triển hoặc bảo đảm các nguồn lực ở nước ngoài có tầm quan trọng chiến lược đối với Nhật Bản.
Kết luận
Trên đây là bài nghiên cứu của chúng em về tác động của đầu tư nước ngoài đến cán cân thanh toán tại 2 quốc gia đó là Nhật Bản và Việt Nam.
Nhìn chung, đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán quốc tế của cả Việt Nam và Nhật Bản. Đối với Việt Nam là nước nhận nhiều đầu tư từ nước ngoài, thặng dư thương mại ngày càng lớn, đóng vai trò lớn trong thặng dư cán cân vãng lai, cùng với đó là những dấu hiệu khởi sắc khi cán cân vốn và tài chính cũng đạt được mức thặng dư trong những năm trở lại đây. Còn với Nhật Bản – một đất nước phát triển, không những là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài mà còn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, việc luồng FDI vào tăng mạnh đã khiến quốc gia này ghi nhận mức thặng dư cán cân vãng lai đầu tiên sau thảm họa động đất năm 2011 cũng như đạt được mức thâm hụt nhỏ nhất ở cán cân dịch vụ và thặng dư tăng đáng kể ở cán cân thu nhập cũng như vốn và tài chính. Tiếp đó, nhóm chúng em cũng đã đề xuất một số giải pháp cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Cuối cùng, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và góp ý của cô trong bài thuyết trình để nhóm có thể sửa chữa và hoàn thành tốt hơn trong nghiên cứu lần này và cả công việc sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tài chính quốc tế - GS TS Nguyễn Văn Tiến 2. World Bank Data, IMF
3. Tổng cục Hải quan 4. Tổng cục Thống kê 5. Bộ Tài chính Nhật Bản 6. https://baomoi.com/thu-hut-fdi-nam-2017-tang-cao-nhat-trong-10-nam-tro-lai- day/c/24469246.epi 7. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-phan-tich-tinh-hinh-can-can-thanh-toan-quoc- te-cua-viet-nam-giai-doan-2005-2010-27459/ 8. https://www.slideshare.net/PhongOlympia1/tc-ng-ca-fdi-n-nc-ch-u-t-v-nhn-u-t 9. https://www.slideshare.net/pikachukt04/tcq-tpptx-31554311 10.https://www.jetro.go.jp/en/reports.html 11.https://www.jetro.go.jp/en/invest/reports/ 12.http://www.dankinhte.vn/giai-phap-dieu-chinh-can-can-thanh-toan-quoc-te-vn/ 13.https://123doc.org/document/730346-cac-bien-phap-dieu-chinh-can-can-thanh- toan-quoc-te-cua-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay.htm
Phân công công việc
STT Họ và tên MSSV Phân công công việc Đóng góptrên bài
tiểu luận
1 Nguyễn Thị Lan Anh
(Nhóm trưởng) 1514410012
- Tác động FDI cán cân thanh toán Việt Nam
-Giải pháp đối với Việt Nam -Làm slide, tổng hợp tiểu luận
Chương 2/ Phần A [1.1 và 1.2] Chương 3 [1.] 2 Bùi Thị Hương 1514410057 -Lời mở đầu -Tác động ODA đến cán cân thanh toán Việt Nam
-Giải pháp đối với Nhật Bản
Chương 2/ Phần A [2.] Chương 3 [1.2] 3 Phạm Thị Hiền 1514410047 -Thuyết trình
-Lý thuyết đầu tư nước ngoài, cán cân thanh toán
-Tác động ODA đến cán cân thanh toán Việt Nam
Cả chương 1 Chương 2/ Phần A [2.] 4 Đỗ Thị Ngọc Hà 1514410036 -Phân tích tác động FDI đến cán cân thanh toán Nhật Bản
-Giải pháp đối với Việt Nam -Làm slide Chương 2/ Phần B [1.1] Chương 3 [1.] 5 Nguyễn Thị Hương Giang 1514410034
-Hỗ trợ tìm số liệu FDI của Nhật Bản
-Tác động FDI cán cân vốn Nhật Bản
Phần B [1.2]
Đánh giá chung: Các thành viên có tinh thần tự giác làm bài tập nhóm, tập trung tìm số liệu, thảo luận sửa bài, hoàn thành đúng deadline.