Tác động của chủ nghĩa Biệt Lập trong xu thế toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 25 - 27)

Ngay trong chính môi trường toàn cầu hóa được đánh giá là làm tăng thêm sự thịnh vượng cho nền kinh tế toàn thế giới, thì chủ nghĩa biệt lập lại chỉ ra được phần đông dân số các nước tiên tiến không sống được tốt trong xu thế ấy: tại Mỹ, 90% người dân phải trải qua giai đoạn trì trệ lương kéo dài 1/3 thế kỉ. Thu nhập trung bình của lao động nam toàn thời gian thực chất thấp hơn (do điều chỉnh theo lạm phát) 42 năm trước. Thu nhập thực của những người tầng lớp thấp dưới đáy chỉ bằng với thu nhập của 60 năm trước.

Như vậy chủ nghĩa biệt lập đã chỉ ra được sự bất bình đẳng của cuộc sống con người trong xu thế ấy, nhận ra sự bất bình đẳng để có hướng giải quyết cho chính người dân của mỗi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, những người được lợi là những nhà tài phiệt chỉ chiếm 1% dân số thế giới và tầng lớp trung lưu ở những nền kinh tế mới nổi.

Những người thua thiệt nhất – chỉ được lợi một ít hoặc không được gì – là những người dưới đáy xã hội cũng như tầng lớp trung lưu và dân lao động tại các nước phát triển.

Đông Á là khu vực duy nhất rút ngắn được khoảng cách về mức sống với các nền kinh tế phát triển: mức thu nhập tính theo đầu người của khu vực này đã tăng trung bình 6% mỗi năm trong thập kỷ vừa qua (tuy nhiên cũng nên nhớ rằng, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, mức thu nhập tính theo đầu người đã giảm (-1,1%) vào năm 1998), trong khi chỉ số đó ở các nền kinh tế châu Phi lại giảm cũng trong cùng thời gian (-0,3% mỗi năm trong giai đoạn 1989 – 1998). Thu nhập trung bình đầu người của khu vực châu Phi vào năm 1998 tính theo giá trị thật gần như không hề thay đổi so với mức của năm 1970. Trong khối các nước đang phát triển, chỉ có các nước Ả Rập mới có những chỉ số kinh tế phát triển kém đến như vậy.

Có thể nói những nước đang phát triển nhận ra rằng trong xu thế toàn cầu hóa đang nhanh chóng lấy đi của người dân nước họ sự thay đổi quá nhanh về cả kinh tế, văn hóa nên càng mong muốn chủ nghĩa biệt lập nảy nở lại trên chính xu thế toàn cầu hóa. Nếu mặt trái của toàn cầu hóa còn là sự tăng lên nhiều thách thức đối với nền độc lập, chủ quyền quốc gia, làm xói mòn quyền lực của nhà nước dân tộc; làm sâu thêm cuộc khủng hoảng mô hình phát triển; làm bùng phát các tranh chấp lãnh thổ, các mâu thuẫn xung đột tôn giáo, dân tộc, nạn khủng bố, vấn đề an toàn trật tự xã hội... Đây là những "căn bệnh dễ lây lan" với mọi quốc gia. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ những thể chế chính trị với bản sắc riêng cũng là giữ gìn những công cụ để bảo vệ đắc lực lợi ích của mỗi cá nhân công dân - những con người tuy nhỏ bé nhưng không hề vô giá trị bởi đã biết tổ chức lại thành phong trào. ý thức ấy theo thời gian đang rõ dần trong chủ nghĩa biệt lập nêu lên.

Ở những đất nước thuộc khu vực Mỹ Latin, họ chống lại cuộc thôn tính quyền lực từ những công ty xuyên quốc gia, từ những nước lớn. Cách thức tham gia của các chủ thể này cũng đặc thù, không xuống đường biểu tình, mà bằng tác động của luật pháp để ngăn chặn những thái quá của thị trường toàn cầu, chống khuynh hướng chạy theo hiệu quả kinh tế tối đa và chủ nghĩa quốc gia ích kỷ... Các chính phủ thường sử dụng những biện

pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và nhất là tăng cường quyền lực cai trị và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước... để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế - tiền tệ, bảo vệ môi trường, bảo vệ thông tin quốc gia và chống các hành vi trục lợi... Không chỉ chống lại tư bản độc quyền phương Tây trong toàn cầu hóa kinh tế mà còn chống lại cả những mưu mô toàn cầu hóa về chính trị - văn hóa - xã hội.

Đáp lại để bảo vệ những chân giá trị của một thế giới vốn tồn tại và vận động theo nguyên lý thống nhất trong đa dạng,chủ nghĩa biệt lập xóa bỏ âm mưu của các nước đế quốc thông qua toàn cầu hóa để "diễn biến hòa bình", gieo rắc những "giá trị dân chủ phương Tây" và áp đặt hệ tư tưởng tư sản "thông qua sự bá quyền về ý thức hệ, và buộc mọi người phải chấp nhận, chúng đang tác động tiêu cực đến nền chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa biệt lập trong xu thế toàn cầu hóa (Trang 25 - 27)