2.1 Tác động tích cực
Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội trong thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, Việt Nam có những lợi thế về điều này.
Thứ hai, nước ta tranh thủ được cơ hội tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Ngoài ra, Việt Nam cũng tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện đại mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế đi xuống. 2.2 Tác động tiêu cực
- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chịu ảnh hưởng rõ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩ u. Tuy nhiên, những thị trường này đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu … ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt nam. Theo Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu bình quân một số mặt hàng chủ lực như dầu, cao su, gạo, cà phê, hạt điều, đậu đều đi xuống; nhiều đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật như dệt may, tiêu, điều, gỗ giảm 20 - 30%; việc ký kết hợp đồng xuất khẩu mới gặp khó khăn; nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hoãn hoặc lùi sang năm 2009. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu năm 2009 cho thấy một số dấu hiệu tích cực nhưng về bản chất việc cải thiện này chỉ là vẻ bên ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do xuất khẩu vàng.
Nhập khẩu cũng chịu tác động của khủng hoảng do Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm, suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bị công
nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm. Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng...