Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ công thấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 41 - 42)

c. Chính sách và hành động của Singapore nhằm duy trì sự bền vững của nợ công

3.2.2 Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ công thấp

thấp

Quản lý tốt nợ nước ngoài là chìa khóa thành công cho những quốc gia muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững mà vẫn không gặp khó khăn nào trong việc hoàn trả nợ nước ngoài. Việt Nam muốn tăng trưởng cần phải vay vốn bên ngoài nhưng đồng thời để tránh xảy ra khủng hoả ng nợ như các nước Châu Âu, Việt Nam cần khéo léo học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước đã thành côngtrong việc duy trì tính bền vững của nợ công như Nga và Indonesia kết hợp với thực trạng nợ công và nền kinh tế trong nước để có những chính sách phù hợp:

 Tận dụng lợi thế trong nước: Vị trí địa kinh tế, địa chính trị, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người. Nga và Indonesia đã rất thành công trong việc phát huy tiềm năng sẵn có trong nước để góp phầ n giả m bớt gánh nặng nợ nần, từ đó quản lý nợ hiệu quả. Nga tận dụng nguồn nguyên liệu dầu mỏ và khí đốt nhằm tăng nguồn thu ngân sách cũng như ổn định đồng rup và duy trì nợ công bền vững

trước bối cảnh tác động từ khủng hoảng kinh tế và chính sách cấm vận đến từ Mỹ và các nước Châu Âu. Indonesia cũng thành công trong việc phát huy tiềm năng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Đã đến lúc Việt Nam cần tìm ra và phát huy nguồn lực sẵn có trong nước để làm giàu cho ngân sách quốc gia cũng như bớt phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài.

 Thận trọng trong việc vay vốn nước ngoài, tránh trường hợp “vung tay quá trán”. Nợ công vốn là con dao 2 lưỡi, nếu không thận trọng trong việc vay vố n sẽ rất dễ dẫn đến việc vay quá nhiều mà không có khả nă ng trả nợ, nguy cơ vỡ nợ sẽ trở thành tương lai không xa.

 Học hỏi kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Indonesia, cụ thể là sáu bước quản lý nợ nước ngoài, trong đó phải có sự giám sát chặt chẽ từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, ngoài ra kết hợ p sử dụng hệ thống thiết bị tinh vi như mạng lưới Internet của riêng Chính phủ nhằm quản lý và phát hiện các trường hợp nợ xấu.

 Tổ chức đào tạo đội ngũ am hiểu về quản lý nợ , bồi dưỡng cán bộ nhân viên có kiến thức cũng như về đạo đức, thái độ làm việc.

 Cần phối hợp giữa các phương pháp xử lý nợ chặt ch ẽ và linh hoạt như hoán đổi nợ, điều chỉnh nợ thông qua các câu lạc bộ như Paris, London, thành lập các tổ chức chuyên môn về xử lý nợ .

Một phần của tài liệu nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w