Thị trường tài chính trong bối cảnh CMCN 4

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về cuộc CMCN lần 4 và tác động của nó đến thị trường tài chính (Trang 35)

b) Thị trường tài chính trên thế giới ­Thị trường tiền tệ

2.1.4 Thị trường tài chính trong bối cảnh CMCN 4

Tại Hội thảo Vietnam Finance 2018, do Bộ Tài chính tổ chức, dẫn ví dụ về sự cố kỹ thuật xảy ra đầu năm nay đối với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) khiến thị trường chứng khoán phải tạm ngừng giao dịch, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhìn nhận, công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, những gì Việt Nam cần phải hành động để chuẩn bị, chủ động thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 chính là quá trình chuyển đổi số. Trong đó, ngành tài chính cần chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh Cách mạng 4.0.

a) Cơ hội

CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những quốc gia có thị trường tài chính phát triển non trẻ như Việt Nam so với các nước khác khi có cơ hội tiếp thu và ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành, quản lý và phát triển thị trường tài chính. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ trong giai đoạn sơ khai và nếu biết tận dụng, nắm bắt cơ hội, Việt Nam không "bị hẫng" trong quá trình tiếp cận và nhập cuộc với xu thế mới này.

CMCN 4.0 góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính. Theo đó, một khi các nội dung công việc không cần đến sự tham gia của con người mà thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các kỹ thuật phân tích mới sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính (EY, 2017).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về cuộc CMCN lần 4 và tác động của nó đến thị trường tài chính (Trang 35)