Hai ngành phải có sự phối hợp chặt chẽ và có sự thống nhất chỉ đạo về: - Công tác phòng và chữa bệnh
- Công tác củng cố và phát tiển cơ sở YTHĐ - Các điều kiện đảm bảo hoạt động YTHĐ
7.1. BHYT HS-SV tác động đến YTHĐ
Củng cố và phát triển hệ thống YTHĐ là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, là trách nhiệm của ngành Giáo dục và ngành Y tế. Trước năm 1998, khi chưa có Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT – BGD ĐT – BYT trích 35% số thu để lại nhà trường thì chỉ có số ít trường học có tủ thuôc y tế, cán bộ làm công tác YTHĐ thường là kiêm nhiệm. Từ khi có văn bản pháp lý qui định rõ chi phí giành cho YTHĐ thì hệ thống YTHĐ bắt đầu được khôi phục.
Thực hiện BHYT HS-SV là một giải pháp tốt để khắc phục hạn chế trên, đưa hoạt động YTHĐ vào nề nếp. BHYT HS-SV thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ vì chương trình YTHĐ không chỉ có các em tham gia BHYT mới được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khoẻ mà cả những em chữa tham gia BHYT.
7.2. YTHĐ tác động đến BHYT HS-SV
sinh sẽ nhận thức được tác dụng, vai trò và ý nghĩa của YTHĐ, từ đó sẽ nhận thức được tác dụng, vai trò, ý nghĩa của BHYT. Họ sẽ tích cực tham gia BHYT vì nhờ có BHYT con em học mới được chăm sóc sức khoẻ ngay tại trường.
BHYT HS-SV và YTHĐ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển. Thông qua hoạt động YTHĐ nhằm nâng cao kiến thức sức khỏe giúp học sinh - sinh viên tự phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. Qua hoạt động YTHĐ rèn luyện cho các em biết chia sẻ, tham gia BHYT như một thói quen. Ngược lại BHYT giúp hoạt động YTHĐ được duy trì và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho các em ngay tại trường cũng là giải pháp tốt để giảm chi phí tương tự công tác đề phòng hạn chế rủi ro của bảo hiểm thương mại.